Đề thi KS chọn đội tuyển HSG cấp trường Lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS TT Thanh Ba (Có đáp án)

Câu 1 (8,0 điểm)

  Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

                                       Thời gian chạy qua tóc mẹ

                                        Một màu trắng đến nôn nao.

                                        Lưng mẹ cứ còng dần xuống 

                                        Cho con ngày một thêm cao.

 

                                        Mẹ ơi trong lời mẹ hát

                                        Có cả cuộc đời hiện ra.

                                        Lời ru chắp con đôi cánh

                                        Lớn rồi con sẽ bay xa.

                                              ( Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 2(12,0 điểm):

"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ."

                                                               (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)       

Em hiểu nhận định trên như thế nào?

          Hãy phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (phần trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

doc 5 trang Khải Lâm 28/12/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi KS chọn đội tuyển HSG cấp trường Lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS TT Thanh Ba (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi KS chọn đội tuyển HSG cấp trường Lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS TT Thanh Ba (Có đáp án)

Đề thi KS chọn đội tuyển HSG cấp trường Lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS TT Thanh Ba (Có đáp án)
MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
3. Việc chi tiết hoá điểm số( nếu có) của các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và phải được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. điểm toàn bài tính lẻ đến 0,25 điểm
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 (8,0 điểm)
a. Về hình thức: Thí sinh phải viết thành một bài văn ngắn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. ( 1 điểm)
b. Về nội dung: Thí sinh có thể có cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản phải chỉ rõ: 
* Nội dung của đoạn thơ: Cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. ( 1,0điểm)
* Cảm nhận cụ thể : 
- Khổ 1 : 3 điểm
- Nhân hóa : Thời gian chạy qua tóc mẹ -> thời gian trôi nhanh khiến mẹ già thêm -> sự đổi thay hiện trên mái tóc của mẹ. (1,0điểm)
- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao -> Diễn tả chân thực cảm giác nôn nao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹ đã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa... ( 1,0 điểm)
- Hình ảnh đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao" -> bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của con đối với mẹ.Cả cuộc đời mẹ hi sinh tất cả vì con, để con khôn lớn trưởng thành. (1,0điểm)
* Khổ 2: 3 điểm
- Lời thơ tha thiết, ngọt ngào ( 1,0điểm)
- Diễn tả những suy nghĩ, những cảm nhận của con về lời hát ru của mẹ: Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. (1,0 điểm)
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. 
(1,0 điểm)
Câu 3(12,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận tổ...hững mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.
 - Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: Người nghệ sĩ không chỉ sao chụp hiện thực đời sống một cách khô khan cứng nhắc mà qua đó còn muốn gửi gắm bức thông điệp, những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc sống.
+ Giải thích nội dung ý nghĩa của nhận định;
- Ý kiến nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại, là nơi nhà văn gửi gắm thế giới tình cảm, quan điểm nhân sinh, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình. Đó là đặc trưng riêng của tác phẩm văn chương.
b. Phân tích kết hợp chứng minh: điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. (8,0 điểm)
2.1. Khái quát về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa( Nguyễn Thành Long) (1,0 điểm) 
- Sáng tác năm 1970, viết về những con người đang khẩn trương miệt mài, thầm lặng đóng góp sức mình cho đất nước. Tác phẩm tập trung khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2. Điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. (7,0 điểm)
a. Đã phát hiện và ngợi ca lí tưởng sống cao đẹp, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. (2,5 điểm)
- Có lý tưởng sống đẹp: Sống phải có ích, sống để cống hiến. Khi Tổ quốc cần họ sẵn sàng tạm xa quê hương, gia đình - những nơi bình yên để đến với những công việc đầy gian khó của đất nước. 
+ Suy nghĩ của anh thanh niên về mục đích sống. 
+ Anh thanh niên, cô kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, kĩ sư vườn rau su hào ở Sa Pa... tất cả đều có mặt ở những nơi đầy khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của đất nước.
- Ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nhận thức sâu sắc sứ mệnh lịch sử lớn lao của thế hệ mình. Sẵn sàng cống hiến tuổi xuân, tính mạng bản thân ch..., mơ mộng, lạc quan yêu đời: Gian khó, hiểm nguy không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan. 
+ Anh thanh niên tự tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống.
+ Cô kĩ sư hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, thêm háo hức mơ mộng, tin tưởng ở con đường đã chọn.
- Sống cởi mở, chân thành, tình người thắm thiết. 
+ Anh thanh niên hiếu khách, cởi mở, quan tâm chu đáo tới mọi người.
+ Cô kĩ sư có tình cảm hàm ơn với anh thanh niên, lưu luyến khi chia tay. 
- Sống khiêm tốn.
+ Anh thanh niên luôn khiêm tốn khi kể về mình những đóng góp của mình, từ chối lời đề nghị vẽ chân dung của họa sĩ, giới thiệu những người khác mà theo anh đáng vẽ hơn.
c. Tổng hợp đánh giá. (2,0 điểm)
- Tác giả đã chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp nhằm làm toát lên vẻ đẹp mới mẻ của thế hệ trẻ Việt Nam:
+Cốt truyện, tình huống truyện đơn giản xoanh quanh cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa các nhân vật góp phần tạo nên vẻ đẹp của những con người lao động đang ngày đêm miệt mài âm thầm cống hiến cho đất nước.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, kể tả nhân vật chính từ điểm nhìn của các nhân vật phụ đã tôn lên vẻ đẹp của nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ, khiến ý nghĩa câu chuyện mang tính khái quát.
- Tác phẩm có những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: sống giản dị, chân thành, yêu nước, cống hiến, hi sinh hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa tiếp nối, phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc, vừa thể hiện được sức mạnh và lí tưởng sống của thế hệ mình. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX. 
- Khẳng định lại đặc trưng của tác phẩm văn học trong việc tái hiện hiện thực và khám phá vẻ đẹp của con người và cuộc sống.
- Những suy ngẫm của bản thân từ tác phẩm.
* Lưu ý về việc cho điểm câ

File đính kèm:

  • docde_thi_ks_chon_doi_tuyen_hsg_cap_truong_lop_9_mon_ngu_van_tr.doc