Bài luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12
ĐỀ 1:
ĐỌC HIỂU:
GỢI Ý
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính : biểu cảm
Câu 2:
- Ý nghĩa: Lời cảnh tỉnh cho những ai sống thờ ơ, quay lưng với quá khứ, quên đi gốc tích, nguồn cội cũng là gạt bỏ chính mình, tự hủy diệt mình.
(Chấp nhận cách diễn đạt khác nếu phù hợp)
Câu 3:
Câu hỏi mở, thí sinh thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ hợp lí, thuyết phục về cách ứng xử trong cuộc sống được gợi ra từ hai câu thơ trích. Có thể theo những hướng sau:
Trong quan hệ ứng xử ngoài cuộc sống cần:
+ Phải có lí trí sáng suốt, vững vàng, bản lĩnh (Nghĩ suy nên cứng cáp): 0.5 điểm
+ Đồng thời biết linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo (Nói năng lại phải mềm): 0.5 điểm
( Hoặc HS có thể diễn đạt ngắn gọn: nên tỉnh táo, khéo léo, cương nhu hợp lí với các mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống)
Câu 4: Câu hỏi mở, HS trình bày ngắn gọn được những suy nghĩ, tình cảm, chân thành, sâu sắc, hợp đạo lí xung quanh một trong những vấn đề được gợi lên từ đoạn thơ trích
Chẳng hạn như:
- Cuộc đời vốn phong phú phức tạp không theo sự sắp đặt theo ý muốn.
- Có nhiều hướng đi trong cuộc sống (gập ghềnh, gian khó, lạ lẫm, mới mẻ…)
- Con người phải bản lĩnh có lập trường nhưng cũng phải mềm mại, khéo léo trong các mối quan hệ, biết phân biệt phải trái, đúng sai.
- Phải biết vượt lên đau khổ thất bại, bỏ qua những điều vặt vãnh, tầm thường, lạc quan hướng về phía trước nhưng cũng phải biết nâng niu, trân trọng quá khứ, cội nguồn, truyền thống. Sống bạc bẽo, vô ơn sẽ không có kết quả tốt đẹp…
(Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn mới được điểm tối đa)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12
ược gợi lên từ đoạn thơ trích Chẳng hạn như: - Cuộc đời vốn phong phú phức tạp không theo sự sắp đặt theo ý muốn. - Có nhiều hướng đi trong cuộc sống (gập ghềnh, gian khó, lạ lẫm, mới mẻ) - Con người phải bản lĩnh có lập trường nhưng cũng phải mềm mại, khéo léo trong các mối quan hệ, biết phân biệt phải trái, đúng sai. - Phải biết vượt lên đau khổ thất bại, bỏ qua những điều vặt vãnh, tầm thường, lạc quan hướng về phía trước nhưng cũng phải biết nâng niu, trân trọng quá khứ, cội nguồn, truyền thống. Sống bạc bẽo, vô ơn sẽ không có kết quả tốt đẹp (Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn mới được điểm tối đa) LÀM VĂN Câu 1: a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận . Nội dung đoạn văn Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, người viết có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng chấm bài: - Giải thích ý nghĩa đoạn thơ:Trên đường đời phải nhìn thẳng để tới nhanh là phải tự tin, bản lĩnh, hướng về tương lai phía trước, nhưng cũng đừng quên ngoái lại đằng sau để không về muộn, là không được chối bỏ quá khứ. Trân trọng quá khứ cũng là cách tự soi vào mình để rút ra những bài học quý giá, rút ngắn con đường đi đến thành công. -Phân tích, lí giải: cuộc sống luôn vận động phát triển ta không nên ngần ngại, phải vượt lên những thất bại, sống tích cực, tự tin vun đắp tương lai. Nhưng đồng thời phải biết trân quý quá khứ. Quá khứ là cội nguồn, tổ tiên, truyền thống. Quá khứ là một phần đời của mỗi người kể cả những thất bại sai lầm cũng là gương soi cho ta tự nhận thứu lại mình, rút ra những bài học kinh nghệm, tránh những tổn thuwong, vấp ngã để đi tới thành công. - Bài học: Thái độ sống tích cực ,ứng xử đúng đắn với đời, biết nâng niu giữ gìn quá khứ, tự tin vun đắp tương lai. Câu 2: Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Gợi ý làm bài 1.... sắc màu của đêm hội năm xưa. b. Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc - Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông. - Cả cây lau, sông nước, chiều sương, thuyền độc mộc xuôi dòng theo cánh hoa trôi đều phảng phất, man mác trong lưu luyến bâng khuâng. - Nếu ở trên tưng bừng rộn rã một sức sống thì ở đây tha thiết một tâm tình mỗi lúc một hiện rõ dẫu cảnh vật mông lung, thưa thớt, nhạt nhòa. Bên cạnh đó là lời hỏi, lời gọi chân tình : “có nhớ”, “có thấy”. Nhà thơ không chỉ khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tái hiện được cả linh hồn của cảnh vật. - Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. 3. Đánh giá Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung. ĐỀ 2: PHẦN ĐỌC HIỂU: Câu 1: 0.5 điểm: Phương thức biểu đạt nghị luận Câu 2: 0.5 điểm: Những chuyến đi sẽ giúp người đi khám phá vẻ đẹp của các vùng miền, có những trải nghiệm sâu sắc, có được cảm giác thú vị trong quá trình chinh phục các không gian và trở về để yêu thêm ngôi nhà của mình. Câu 3: 1.0 điểm: Trong văn cảnh đoạn trích, câu “Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn.” có hàm ý cổ vũ cho những chuyến đi; là lời khuyên nhủ không nên sống quẩn quanh trong một không gian hẹp,.. Câu 4: 1.0 điểm - Nêu ngắn gọn quan điểm ( đồng tình hay phản đối,...) - Giải thích lí do đưa ra quan điểm như vậy. PHẦN LÀM VĂN: Câu 1: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Viết một đoạn văn về hình ảnh đôi chân và con đường c. Triển khai vấn đề nghị luận - Giải thíchĐôi chân và con đường là biểu tượng cho khát vọng được đi đến nhiều nơi. - ... cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật - Việt Bắc là bài thơ mang tính dân tộc đậm đà, thể hiện trong cả bài mà đặc biệt ở đoạn thơ thứ nhất ( 8 câu đầu). Cụ thể ở các phương diện sau: a.Về nghệ thuật - Kết cấu: Đoạn thơ có hình thức đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến- đó là mô-típ quen thuộc trong ca dao- dân ca. - Ngôn ngữ: Cách sử dụng những đại từ “mình- ta” và cấu trúc hỏi-đáp hô ứng gợi nhớ nhiều câu ca dao về tình cảm lứa đôi. - Hình ảnh ước lệ với cách nói quen thuộc của ca dao dân ca được Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh chia tay ( Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn) - Giọng điệu: Âm điệu tha thiết, quyến luyến như những lời ru trong ca dao. - Nhạc điệu: Đoạn thơ đã phát huy hiệu quả nhạc tính TV qua việc sử dụng những từ láy thể hiện tâm trạng và nỗi nhớ da diết ( Tha thiêt, bâng khuâng, bồn chồn) b. Nội dung - Sự trân trọng tha thiết với nghĩa tình Cách mạng, đề cao đạo lí “uống nước nhớ nguồn’’ đã trở thành truyền thống dân tộc. - Hình ảnh thiên nhiên và con người đẹp, đặc trưng cho một vùng quê cụ thể. 3. Kết bài: Tổng kết, đánh giá lại vấn đề. - Sự kết hợp giữa phong vị ca dao- dân ca và nội dung chính trị cách mạng làm cho tư tưởng, tình cảm hiện thực mới của thời đại nhập vào mạch nguồn dân tộc 1 cách tự nhiên - TH là nhà thơ thời sự nhất nhưng lại có sức sống lâu bền với thời gian. -----****---- ĐỀ 3: ĐỌC HIỂU Câu 1: Những hiện tượng không chấp nhận sự thất bại được tác giả đề cập đến trong đoạn trích là: những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý; bà mẹ òa khóc khi con bị cô giáo đuổi ra khỏi đội danh dự của trường hay bị trượt trong kỳ thi hát Câu 2: Theo tác giả, ai cũng phải biết rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại là vì: Nếu không biết rút kinh nghiệm cho lần đó, thất bại sẽ chỉ là mẹ thất bại và còn kéo theo một vài tính xấu nữa như là bao biện Câu 3: HS trả lời theo quan điểm riêng miễn là hợp lí. Gợi ý: - Bao biện sẽ làm người gặp thất b
File đính kèm:
- bai_luyen_tap_mon_ngu_van_lop_12.docx