Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Phạm Văn Đồng

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của cuộc đời mình là gì? Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân.

Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc của cuộc sống này…

Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.

(Chương trình FM Sức khỏe, Kênh VOV giao thông quốc gia)

 

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”? (1.0 điểm)

Câu 3: Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? (1.0 điểm)

docx 4 trang letan 17/04/2023 9960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Phạm Văn Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Phạm Văn Đồng

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Phạm Văn Đồng
khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.
(Chương trình FM Sức khỏe, Kênh VOV giao thông quốc gia)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”? (1.0 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? (1.0 điểm)
Câu 4: Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? (1.0 điểm)
II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh sợi dây trói trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và hình ảnh chiếc thắt lưng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
 TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG	 Môn: Ngữ Văn 12
	 	 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) 
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
	Lưu ý:
	Đáp án - hướng dẫn chấm chỉ định hướng về nội dung và lượng điểm. Giám khảo chủ động, linh hoạt vận dụng khi chấm bài. Tránh hiện tượng đếm ý cho điểm và khuyến khích bài làm có cảm xúc, sáng tạo. Bài làm đạt điểm tối đa vẫn còn một số sai sót nhỏ.
	Điểm lẻ của toàn bài là 0,25.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
(3.0 điểm)
1
Nội dung: Bàn về giá trị đích thực của thân con người.
0,5 
2
Hình ảnh giấc mộng phù du: chỉ những ham muốn về những giá trị không có thực trong đời sống, có đó rồi lại mất đó, không bền vững.
0,5
3
Nguyên nhân khiến con người đánh mất giá trị của bản thân:
- Bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì.
- Mải mê tìm kiếm nhữ...i là một nguyên bản, nghĩa là không có bản thứ hai. Do vậy, mỗi người đều có những năng lực, ước mơ, lí tưởng riêng. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa là mỗi người tự thực hiện ước mo, khát vọng của riêng mình. Nếu bắt chước người khác hoặc làm theo ý kiến của người khác hoặc so sánh với người khác tức là tự làm mon, đánh mất giá trị của bản thân.
- Bài học: Đây là một quan niệm sống tích cực. Chúng ta cần phải là chính mình, phát huy hết giá trị của bản thân để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.
1,25
Sáng tạo:Có sự sáng tạo về: dùng từ, hình ảnh...; điễn đạt-câu....
0,25
2
* Yêu cầu chung
   - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
    - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    - Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi rõ tinh thần anh hùng ca của đoạn trích. 
5,0
    *Yêu cầu cụ thể
    1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
- Điểm 0,50 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
0,5
2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
- Điểm 0,50: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sợi dây trói và chiếc thắt lưng trong hai tác phẩm.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
0,5
3) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết...hân đạo sâu sắc của tác phẩm.
1,50
1,00
0,50
c. Hình ảnh chiếc thắt lưng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
+ Ý nghĩa về mặt nghệ thuật:
- Không xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm nhưng có sức ám ảnh rất lớn, là hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
- Có vai trò thể hiện tính cách, số phận của các nhân vật và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Ý nghĩa về mặt nội dung:
- Là dụng cụ mà lão đàn ông (người chồng) dùng để đánh người đàn bà (người vợ) một cách tàn bạo. Đó là hình ảnh biểu trưng cho nạn bạo lực gia đình, tàn dư của chiến tranh
- Tác giả thể hiện đời sống còn nhiều khó khăn của người dân nghèo thời hậu chiến khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại.
Qua đó thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
0,50
d. So sánh:
- Giống nhau của hai hình ảnh: Đều là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của hai nhà văn, đều mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, góp phần thể hiện tính cách, số phận của các nhân vật và chủ đề tư tưởng của từng tác phẩm.
- Khác nhau của hai hình ảnh: 
+ Hình ảnh sợi dây trói đặt ra vấn đề về quá trình đấu tranh chống lại giai cấp thực dân phong kiến miền núi và giải phóng cho số phận của người dân nô lệ lúc bấy giờ.
+ Hình ảnh chiếc thắt lưng lại là cách mà Nguyễn minh Châu đặt ra một vấn đề nóng bỏng cần phải nhanh chóng giải quyết những tàn dư của chiến tranh, của nạn bạo hành để cuộc sống được bình yên như một buổi sớm mai trên biển.
0,50
4) Sáng tạo 
- Điểm 0,50: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khô

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_ngu_van_lop_12_truong.docx