Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Sáng 9-10-2017, thông tin thầy giáo Văn Như Cương - người truyền lửa học tập, học làm người của nền giáo dục Việt Nam - qua đời đã tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội…

Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là lời truyền đạt của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục.

Thầy từng nói: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế".

(Nguồn: Báo điện tử Tuoitre.vn, ngày 9/10/2017)

Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Chỉ ra biểu hiện và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: Thầy từng nói: "Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế" (0.75đ)

Câu 3. Xác định từ láy và nêu tác dụng từ láy trong câu: “Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là lời truyền đạt của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục”. (0.75đ)

Câu 4. Thông điệp mà anh chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.(1.0đ)

doc 4 trang letan 19/04/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)
g chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế" (0.75đ)
Câu 3. Xác định từ láy và nêu tác dụng từ láy trong câu: “Thầy coi học trò như con cháu trong nhà, những lời thầy nhắn gửi như là lời truyền đạt của thế hệ đi trước, tóc đã bạc nhưng tâm hồn mãi trẻ, mãi nhiệt huyết, mãi đau đáu với sự nghiệp giáo dục”. (0.75đ)
Câu 4. Thông điệp mà anh chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.(1.0đ)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ về lời nhắn nhủ “Nhưng trước hết  phải là những người tử tế” được trích ở phần Đọc hiểu .
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng ông đò trích tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.Từ đó, liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) để bình luận ngắn quan niệm về người anh hùng- nghệ sĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.
-----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính : tự sự.
0.5
2
- Biểu hiện của biện pháp liệt kê: những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc; người tử tế . ( 0,25đ )
- Hiệu quả nghệ thuật: nhằm diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau về sự thành đạt trong tương lai của học sinh mà thầy đã đặt niềm hy vọng. Đồng thời nhấn mạnh lời khuyên làm người tử tế là quan trọng nhất. ( 0,5đ )
0.75
3
- Từ láy: đau đáu ( 0,25 đ)
- Trong câu trích, từ đau đáu thể hiện vẻ đẹp nhân cách của thầy giáo Văn Như Cương. Thầy luôn luôn trăn trở, lo lắng cho sự nghiệp giáo dục ( 0,5đ ).
0.75
4
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
Sau đây là vài gợi ý :
- Làm người trước hết phải là người tử tế.
- Hãy biết sống tốt với mọi người xung quanh, c... tế là người sống tốt với xung quanh, chứ không chỉ biết đến cá nhân mình.
 +Bàn luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa trở thành những người tử tế:
++ Người tử tế luôn có lối sống đẹp, chân thành với mọi người, biết giúp đỡ người khác bằng khả năng của mình, khiến cuộc đời, quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Họ chính là những con người hoàn hảo trong mọi thời đại và trong cuộc sống hôm nay.
 ++ Người tử tế sẽ được mọi người cảm phục, kính trọng, ngưỡng mộ
 ++ Khi con người làm chết đi sự tử tế, cũng đồng nghĩa họ phải đối mặt với thói ích kỉ, nhẫn tâm, thủ đoạn Khi đó, xã hội sẽ chỉ còn một biển người bị đóng băng tâm hồn;
 ++ Liện hệ những “Việc tử tế” của những người tử tế trong chương trình Chuyển động 24h trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam hiện đang giới thiệu, tôn vinh, quảng bá nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp.
 ++ Phê phán những biểu hiện không tử tế trong xã hội.
 - Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Mỗi người cần có ý thức vun đắp cho mình lối sống tử tế để trở thành người tử tế.
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
Phân tích hình tượng ông đò trích tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.Từ đó, liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) để bình luận ngắn quan niệm về người anh hùng- nghệ sĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ( có ý phụ)
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
 (Nếu phân tích mà không làm rõ ý phụ phần bình luận thì không tính điểm cấu trúc)
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
 Vẻ đẹp hình tượng ông đò. Quan niệm về người anh hùng- nghệ sĩ của nhà văn Nguyễn Tuân qua nhân vật Huấn Cao và ông đò .
(0,25)..., đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi. Trên con thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái. Ông đò thực là một chiễn sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù. 
++ Sang trùng vi thứ hai, không một phút ngừng tay nghỉ mắt, ông đò thay đổi chiến thuật. Rất nham hiểm, xảo quyệt, sông Đà tăng thêm cửa tử, bố trí cửa sinh lệch sang bên phải để đánh lừa ông lái Nắm chặt bờm sóng, ông đò  ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng, phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo. Hành động của ông lão thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác. Bằng trí dũng, nghị lực kiên cường, người lái đò đã đánh bại dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh. 
++Trùng vi thứ ba ít cửa hơn, nhưng bên phải bên trái đều là cửa tử. Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Như một lão tướng, dày dạn kinh nghiệm, dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, rồi bất ngờ phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa. Con thuyền như một mũi tên lao vút xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được qua cổng đá cánh mở cánh khép. Thế là qua luồng chết, thế là hết cửa tử, ra đến cửa sinh,... dòng sông vặn mình vào một bến cát có hang lạnh. Ông đò uy nghi rạng rỡ trở về từ cõi chết. Ông đã chiến thắng thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Cuối cùng thiên nhiên phải khuất phục dưới sự tài ba và lòng dũng cảm tuyệt vời của con người. 
- Ông đò nghệ sĩ, tài hoa: 0.5đ
+ Chất nghệ sĩ, tài hoa của ông đò được thể hiện qua sự khéo léo khi điều khiển con thuyền vượt qua mọi cạm bẫy của sông Đà.
+ Chất nghệ sĩ, tài hoa của ông đò còn được thể hiện qua phong thái tự tin, ung dung, tự tại khi vượt qua ba vòng trùng vi thạch trận.
+ Chất nghệ sĩ, tài hoa của ông đò còn được thể hiện qua lối sống giản dị

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_co_dap_an.doc