Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Sinh học 7

CHƯƠNG 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là:
+ Cơ thể có kích thước hiển vi .
+ Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+ Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng.
+ Phần lớn sinh sản vô tính  theo kiểu phân đôi.
+ Phần lớn có cơ quan di chuyển (trừ trùng sốt rét).

Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh?
- Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày…
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi…
- Nguyên liệu để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ…
- Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ…
- Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét…

Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh?
a. Cấu tạo
    Kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có  roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.
b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi.
c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi:
    - Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời).
    - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể.
    - Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp.
d. Sinh sản
   Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.

Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?
a. Giống 
- Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật. 
- Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ.
b. Khác
- Trùng roi có khả năng di chuyển.
- Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.

Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày?
a. Cấu tạo
Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm:
- Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ.
- Không bào co bóp (2), chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá.
-  Miệng. 
-  Hầu, lông bơi.
b. Di chuyển
Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
c. Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
- Tiêu hoá: Thức ăn-> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
- Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể.
-> Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận.
d. Sinh sản
Trùng giày có hai hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
+ Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp.
 

doc 12 trang Khải Lâm 30/12/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Sinh học 7

Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Sinh học 7
, có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.
 b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi.
c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi:
 - Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời).
 - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể.
 - Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp.
d. Sinh sản
 Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.
Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?
a. Giống	
- Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật. 
- Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ.
b. Khác
- Trùng roi có khả năng di chuyển.
- Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.
Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày?
a. Cấu tạo
Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm:
- Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ.
- Không bào co bóp (2), chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá.
- Miệng. 
- Hầu, lông bơi.
b. Di chuyển
Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
c. Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
- Tiêu hoá: Thức ăn-> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
- Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể.
-> Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận.
d. Sinh sản
Trùng giày có hai hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
+ Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp.
Câu 6: Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày?
- Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng.
- Cấu tạo: Trùng biến hình là một cơ thể đơ...di chuyển và các không bào.
- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu.
Câu 8: Nêu vòng đời của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chánh bệnh sốt rét?
a. Vòng đời của trùng sốt rét:
Trùng sốt rét qua muỗi anôphen vào cơ thể người -> chui vào hồng cầu -> lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và sinh sản rất nhanh -> phá huỷ hồng cầu 
-> chui vào hồng cầu khác.
b. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Khí hậu ở đây ẩm thấp.
- ở đây có nhiều muỗi Anôphen.
- Điều kiện vệ sinh ở đây không đảm bảo.
c. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét:
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở.
+ Đi ngủ thì phải mắc màn.
+ Diệt bọ gậy, muỗi
Câu 9: Em hãy nêu sự phát triển của trùng kiết lị? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Nêu biện pháp phòng tránh?
- Sự phát triển của trùng kiết lị:
+ Ngoài môi trường: Kết bào xác. 
+ Theo đường ăn uống vào ruột người. ở đây trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột và sinh sản rất nhanh.
- Trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị.
- Triệu trứng: Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày.
- Biện pháp phòng chánh:
+ Vệ sinh ăn uống sạch sẽ: Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng và thức ăn sống.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Chương 2: Ngành ruột khoang
Câu 10: Em hãy kể tên các đại diện của ngành ruột khoang? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
a. Các đại diện của ngành ruột khoang là: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô
 b. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Cơ thể đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi.
- Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.
- Sử dụng tế bào gai để tự vệ và tấn công
 Câu 11: Em hãy nêu vai trò của ngành ruột khoang?	
* Lợi ích :
- Tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên : San hô, hải quỳ, sứa...
- Có ý nghĩa sinh thái đốivới biển: Sứa, san hô...
- Làm đồ trang sức, trang trí: San hô, hải quỳ...
- Làm thực phẩm có giá trị: Sứa sen, sứa rô...  
- C...í qua thành cơ thể.
Câu 13: Em hãy nêu các cách sinh sản của thủy tức? So sánh sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
a. Các hình thức sinh sản của thủy tức:
- Mọc chồi.
- Tái sinh.
- Sinh sản hữu tính.
b. Sự khác nhau trong hình thức sinh sản mọc chồi của san hô và thủy tức:
- ở thủy tức: Chồi con tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
- ở san hô: Cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Chương 3: Các ngành giun
Câu 14: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của sán lá gan?
- Sán lá gan kí sinh ở gan, mật trâu bò.
- Hình dạng: Hình lá, dẹp từ 2- 5 cm, màu đỏ máu.
- Cấu tạo: 
+ Mắt, lông bơi tiêu giảm.
+ Giác bám phát triển.
+ Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển nên cơ thể có khả năng chun giãn phồng dẹp
- Di chuyển: Luồn lách trong môi trường kí sinh.
- Dinh dưỡng:
+ Giác bám bám vào nội tạng của vật chủ.
+ Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng.
+ Ruột phân nhiều nhánh vừa tiêu hóa thức ăn vừa đưa chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Câu 15: Em hãy nêu vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan?
a. Vòng đời của sán lá gan:
- Sán lá gan (ở gan, mật trâu bò) đẻ trứng.
- Trứng gặp nước phát triển thành ấu trùng có lông.
- ấu trùng kí sinh trong ốc.
- ấu trùng có đuôi.
- Kết kén ở cây thủy sinh.
- Trâu bò ăn phải kén sán thì kén sán phát triển thành cơ thể sán lá gan.
b. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
+ Vì thức ăn của trâu bò là cây cỏ thủy sinh có chứa nhiều kén sán. 
Câu 16: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa?
a. Cấu tạo:
- Kí sinh trong ruột non người.
- Hình ống dài bằng chiếc đũa.
- Có một lớp vỏ cuticun bao bọc ngoài cơ thể giúp giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa.
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- ống tiêu hóa thẳng bắt đầu bằng lỗ miệng và kết thúc bằng hậu môn (Miệng-> Hầu-> Ruột non-> Hậ

File đính kèm:

  • docbai_tap_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mon_sinh_hoc_7.doc