Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Văn Miếu 1

Bài 1: Em hãy chọn và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong bài "Người công dân số Một", những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?

A. Chúng ta là đồng bào.                      B. Cùng máu đỏ da vàng với nhau.

C. Nhưng …anh có khi nào nghĩ  đến đồng bào không?               

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Chỗ chấm trong câu " … ó  thổi mát lộng."   điền phụ âm nào?

A.   R                      B.    D                            C.   Gi                                                

Câu 3: Từ nào viết sai chính tả ? 

            A. Tỉnh giấc .          B. Lim dim .          C. Tháng riêng.              D. Mưa rơi.

Câu 4: Em hiểu thế nào là câu ghép?

            A. Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

          B. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn.

          C. Mỗi vế câu ghép thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

  D. Cả A,B,C.

Câu 5: Đoạn mở đầu trong bài văn tả người có thể viết theo kiểu nào? 

            A. Tả hình dáng.                                               B. Tả tính tình.

          C. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.                                                      

Câu 6: Có những cách nào để nối các vế câu ghép? 

            A. Nối bằng câu đơn.                                         B. Nối bằng câu ghép.

          C. Nối bằng những từ có tác dụng nối hoặc nối trực tiếp : giữa các vế câu cần có dấu phẩy,dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

doc 5 trang Khải Lâm 28/12/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Văn Miếu 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Văn Miếu 1

Bài tập hướng dẫn học sinh tự học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH Văn Miếu 1
ng câu đơn. B. Nối bằng câu ghép.
	C. Nối bằng những từ có tác dụng nối hoặc nối trực tiếp : giữa các vế câu cần có dấu phẩy,dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
 Câu 7*: Trong bài "Người công dân số Một", anh Lê giúp anh Thành làm việc gì ? 
	A. Vào Sài Gòn.	B.Miếng cơm manh áo.
	C. Tìm việc làm ở Sài Gòn.	 D. Làm việc ở Phan Thiết.	
Câu 8*: Trong bài "Người công dân số Một" ( tiếp theo ), "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai?
	A. Anh Thành.	B. Anh Lê.	C. Anh Mai.	
Câu 9**: Câu "Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng." có mấy vế câu?
	A. Có 1 vế câu.	B. Có 2 vế câu.	C. Có 3 vế câu.	 D. Có 4 vế câu.
Câu 10**: " Trên sân trường, các bạn nam chơi đá cầu còn các bạn nữ chơi nhảy dây." Các vế câu của câu trên được nối với nhau bằng cách nào?
	A. Bằng từ có tác dụng nối.	 B. Nối trực tiếp.	
 C Nối trực tiếp và bằng từ có tác dụng nối.	
Câu 11: Trong bài "Thái sư Trần Thủ Độ", khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
A. Ông đồng ý cho anh ta chức câu đương.
B. Ông đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của anh ta.
C. Ông phạt đến khi anh ta kêu van mãi mới thôi.
Câu 12: Bài tập đọc "Thái sư Trần Thủ Độ" cho biết: Trần Thủ Độ xử lý việc làm của người quân hiệu như thế nào?
A. Bực mình với người quân hiệu.
B. Trách phạt ngay người quân hiệu.
C. Gọi người quân hiệu đến để hỏi rõ chuyện.
D. Hỏi người quân hiệu cho rõ chuyện, rồi thưởng cho lụa, vàng.	
Câu13: Câu chuyện "Thái sư Trần Thủ Độ" cho em biết ông là người như thế nào?
	A. Cư xử nghiêm minh với kẻ định mua quan bán tước.	B. Không vì tình riêng mà xử trái với phép nước.
	C. Nghiêm khắc với bản thân và với người khác trong công việc.
	D. Cả A,B,C.
Câu14: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ "Công dân" ?
	A.Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
	B. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
	C. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Câu 15: Bài "Nhà tài trợ đặc biệt của ...song toàn", vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?
A. Vua Minh bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
B. Quân Minh thất bại trên sông Bạch Đằng.
C. Giang Văn Minh đã lừa được vua Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và ông nhắc đến thất bại của ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên trên sông Bạch Đằng.
Câu 22: Trong bài "Trí dũng song toàn", vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
A. Ông nhanh nhẹn . B. Ông khoẻ mạnh. 
C. Ông mưu trí buộc vua Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, dũng cảm bảo vệ danh dự đất nước,dám đối lại vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 	
Câu 23: Điền âm đầu " gi" vào chỗ chấm nào? 
	A. Tranh . . . ành.	B. Để  ành.
	C.  ành mạch.	D. Héo  ũ.	
Câu 24: Từ ngữ nào có tiếng viết sai chính tả? 
	A. Rì rầm.	 B. Dạo nhạc. C. Mưa dào.	D. Hình dáng.	
Câu 25: Trong bài "Tiếng rao đêm", người đã dũng cảm cứu em bé là ai? 
	A. Một người phụ nữ.	B. Người bán bánh giò.
	C. Một anh thanh niên.	D. Một chú bộ đội.	
Câu 26: Trong bài "Tiếng rao đêm", con người và hành động của người bán bánh giò có gì đặc biệt?
A. Anh là người đi đường.	 B.Anh chạy vội đi báo mọi người có đám cháy.
	C. Anh là thương binh nặng chỉ còn một chân. Anh dũng cảm xả thân lao vào đám cháy cứu người.
Câu 27*: Từ "Công dân" được ghép vào trước từ nào để tạo thành cụm từ có nghĩa?
	A. Quyền.	 B. Gương mẫu. C. Bổn phận.	 D.Trách nhiệm.
Câu 28*: Dòng nào miêu tả tính tình của người ? 
	A. Dáng người cô dong dỏng. 	B. Mái tóc đen nhánh, mượt mà.
	C. Cô rất hiền hậu, cởi mở. 	D. Làn da trắng mịn hồng hào.	
Câu 29**: Chỗ chấm trong câu: " . thời tiết thuận lợi nên lúa tốt." có thể điền quan hệ từ nào ?
	A. Mặc dù.	 B. Tại.	 C. Nhưng.	D. Nhờ.
Câu 30**: " Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước " là nghĩa của cụm từ nào?
	A. Ý thức công dân.	B. Quyền công dân.
	C. Nghĩa vụ công dân.	D. Bổn phận công dân.	
Bài 2:
 Cho câu văn sau:
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
...u còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a. Bích Vân học bài còn.....
b. Nếu trời mưa to thì......
Bài tập7
Đọc các câu sau:
a. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
b. Trời rải mây trắng nhạt. Biển mơ màng dịu hơi sương.
Chọn câu cho thấy hai ý tả trời , tả biển có quan hệ chặt chẽ với nhau( tả trời ,tả biển trong cùng một thời điểm).
Baì 8:
Câu " Chiếc lá tròng trành , chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rôì chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng".có mấy vế câu? Xác định từng vế câu đó.
Bài 9
Tạo ra câu ghép để diễn đạt các ý sau: Cặp mắt của bà đã mờ , mỗi khi đọc sách bà phải đeo kính.
Bài 10
Xác định các vế câu , cặp quan hệ từ nối các vế câu trong câu ghép sau:
-Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống .
Bài 11
Tìm từ có tác dụng nối và dấu câu thích hợp để điền vào ô trống:
a. Gió thổi ào ào......cây cối nghiêng ngả.....bụi cuốn mù mịt....một trận mưa ập tới.
b. Quê nội Nam ở Bắc Ninh......quê ngoại bạn ấy ở Bắc Giang.
c. Thỏ thua Rùa trong cuộc thi tốc độ ....Thỏ cghủ quan và kiêu ngạo.
d. Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở......những cánh bướm nhiều màu sắc rập rờn.
Bài 13: Hãy tả người bạn thân thiết nhất của em.
Bài 12: hãy tả một người lao động đang làm việc

File đính kèm:

  • docbai_tap_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mon_tieng_viet_lop_5_truon.doc