Bài tập Vật lí Lớp 10 - Động lượng, bảo toàn động lượng
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 10 - Động lượng, bảo toàn động lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Vật lí Lớp 10 - Động lượng, bảo toàn động lượng

DẠNG 1: ĐỘNG LƯỢNG, BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG. Bài 1. Hai vật có khối lượng lần lượt là 500g và 200g chuyển động với các vận tốc 2m/s và 4m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp: a. Các vectơ vận tốc cùng chiều b. Các vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều c. Các vectơ vận tốc vuông góc với nhau Bài 2. Xác định động lượng và độ biến thiên động lượng của một vật có khối lượng 800g sau những khoảng thời gian 2s;4s. Biết rằng vật chuyển động trên đường thẳng và có phương trình chuyển động là: x = t2-5t+2. Bài 3. Quả bóng khối lượng 450g chuyển động với vận tốc 16m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại với cùng vận tốc, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo quy luật gương. Tính độ biến thiên động lượng nếu quả bóng đập vào tường dưới góc tới bằng: a. 00 b. 600 Suy ra lực trung bình do tường tác dụng lên bóng nếu thời gian va chạm là 0,035s Bài 4. Một xe tải có khối lượng 5tấn chạy với vận tốc 72km/h. Nếu xe dừng lại ½ phút sau khi đạp phanh thì lực hãm phanh phải bằng bao nhiêu? Bài 5. Hai viên bi có khối lượng lần lượt là 5kg và 8kg chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một quỹ đạo thẳng và va chạm vào nhau. Bỏ qua ma sát giữa các viên bi và mặt phẳng tiếp xúc. Vận tốc của viên bi 1 là 3m/s. a. Sau va chạm cả hai viên bi đứng yên. Xác định vận tốc viên bi 2 trước va chạm. b. Giả sử sau va chạm , bi 2 đứng yên còn bi 1 chuyển động ngược lại với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc bi 2 trước va chạm. Bài 6. Một người có khối lượng 50kg chạy với vận tốc 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe có khối lượng 75kg chạy song song với người này với vận tốc 2m/s. Sau đó, xe và người vẫn tiếp tục chuyển động trên phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động: a. Cùng chiều b. Ngược chiều Bài 7. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng đang chuyển động với vận tốc 200m/s thì khai hỏa động cơ. Một lượng nhiên liệu, khối lượng 50kg, cháy và phụt ra tức thời ra phía sau với vận tốc 700m/s. a. Tính vận tốc tên lửa sau khi niên liệu cháy phụt ra. b. Sau đó phần vỏ nhiên liệ , khối lượng 50kg, tách ra khỏi tên lửa , vần chuyển động theo hướng cũ nhưng vận tốc giảm chỉ còn 1/3. Tìm vận tốc phần tên lửa còn lại. Bài 8. Một người khối lượng 60kg đứng yên trên một xe khối lượng 240kg đang chuyển động trên đường ray với vận tốc 2m/s. Tính vận tốc của xe nếu người: a. Nhảy ra sau xe với vận tốc 4m/s đối với xe. b. Nhảy ra trước xe với vận tốc 4m/s đối với xe. Bài 9. Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổ ng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a) v 1 và 2 cùng hướng. b) 1 và 2 cùng phương, ngược chiều. c) 1 và 2 vuông góc nhau Bài 10. Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 2 m/s. hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bài 11. Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đoạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn. Bài 12. Một xe ôtô có khối lượng m1 = 3 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 1,5m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 100kg. Tính vận tốc của các xe. Bài 13. Một người khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe khối lượng m2 = 80kg chạy song song ngang với người này với vận tốc v2 = 3m/s. sau đó, xe và người vẫn tiếp tục 1 chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động: a/ Cùng chiều. b/ Ngược chiều Bài 14. Một viên bi thép khối lượng m = 0,1kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuồng mặt phẳng nằm ngang. Tính độ biến thiên động lượng của viên bi trong 2 trường hợp: a. Sau khi chạm sàn viên bi bay ngược trở lại với cùng vận tốc. b. Sau khi chạm sàn viên bi nằm yên trên sàn. Lấy g = 10m/s2. Bài 15. Quả bóng khối lượng m = 500g chuyển động với vận tốc v = 10m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại với cùng vận tốc v, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo quy luật phản xạ gương. Tính độ lớn động lượng của bóng trước, sau va chạm, độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đến đập vào tường dưới góc tới bằng: a) 0. b) 60o . Suy ra lực trung bình do tường tác dụng lên bóng nếu thời gian va chạm ts0,5 . Bài 16. Tính động lượng và độ biến thiên động lượng của một vật có khối lượng m = 2kg sau những khoảng 2 thời gian t1 = 2s; t2 = 5s, biết vật chuyển động theo pt: x 78 t t (m và s). Bài 17. Một chiếc xe khối lượng 38kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2kg bay ngang với vận tốc 7m/s (đối với mặt đất) đến cắm vào xe và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe. Xét hai trường hợp: a. Vật bay đến ngược chiều xe chạy. b. Vật bay đến cùng chiều xe chạy. c. Vật bay đến theo hướng vuông góc với chiều xe chạy. Bài 18. Viên bi thứ nhất chuyển động với vận tốc v = 10m/s thì va vào viên bi thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm hai viên bi tách xa nhau và tạo với hướng của v những góc , . Khối lượng hai viên bi bằng nhau. Bỏ qua ma sát, tính vận tốc của mỗi viên bi sau va chạm trong TH: a) 45o . b) 60oo ; 30 . Bài 19. Hệ vật gồm vật I khối lượng m1 = 1kg chuyển động với vận tốc v1 = 1m/s có hướng không đổi, vật II có khối lượng m2 = 2kg có hướng không đổi. Tính động lượng của hệ trong các trường hợp sau: a) v1 , v2 cùng hướng. b) , ngược hướng. c) hợp với góc 60o . Bài 20. Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng trường bộ binh, biết rằng đầu đạn có khối lượng 10g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng 10 3 s , vận tốc ban đầu bằng 0, vận tốc khi đến đầu nòng súng v = 865m/s. mv ĐS: FN 8650 t Bài 21. Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật m1 = 1kg, m2 = 2kg, v1 = v2 = 2m/s. Biết hai vật chuyển động theo các hướng: a. Cùng hướng. b. Ngược hướng. c. Vuông góc nhau. 0 d. Hợp với nhau góc 60 . 0 0 ĐS: a) 5 kg.m/s. b) 2 kg.m/s, theo hướng v2 . c) 4,5 kg.m/s hợp với v1 , các góc 63 , 27 ; d) 5,3kg.m/s; hợp với , các góc 410, 190; Bài 22. Hòn bi thép m = 100g rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng của bi nếu sau va chạm: 2 a. viên bi bật lên với tốc độ cũ. b. Viên bi dính chặt với mặt phẳng ngang. c. Trong câu a, thời gian va chạm t = 0,1s. Tính lực tương tức trung bình giữa viên bi với mặt phẳng ngang. ĐS: a) 2kg.m/s. b) 1 kgm/s. c) 20N. Bài 23. Vật khối lượng m = 1kg chuyển động tròn đều với vận tốc v = 10m/s. Tính độ biến thiên động lượng của vật sau: a. 1/4 chu kì. b. 1/2 chu kì. c. 1 chu kì. ĐS: a) 14 kg.m/s; b) 20 kg.m/s; c) 0. Bài 24. Xe chở cát khối lượng m1 = 390kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8m/s. Hòn đá khối lượng m2 = 10kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào cát trong các trường hợp: a. Hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12m/s. b. Hòn đá rơi thẳng đứng. c. Hòn đá bay ngang, cùng chiều xe với vận tốc v2 = 12m/s. ĐS: a) 7,5m/s; b) 7,8m/s. c) 8,1m/s. Câu 1. Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 2. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn: A. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát . B. Ôtô tăng tốc. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động tròn đều. Câu 3. Đơn vị nào không phải đơn vị của động lượng: A. kg.m/s. B.N.s. C.kg.m2/s D.J.s/m Câu 4. Hai vật có khối lượng m1 = 1000g và m2 = 3000g chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 1m/s. độ lớn hà hướng động lượng của hệ hai vật trong trường hợp 2 vật chuyển động cùng hướng: A. 4 kg.m/s. B.6kg.m/s. C.2 kg.m/s. D.0 kg.m/s. Câu 5. Hai vật có khối lượng m1 = 200g và m2 = 250g chuyển động với các vận tốc v1 = 20m/s và v2 = 20m/s. độ lớn hà hướng động lượng của hệ hai vật trong trường hợp 2 vật chuyển động theo hai phương vuông góc nhau: A. 3 2 kg.m/s. B. 2 kg.m/s. C. 4 kg.m/s. D.5kg.m/s. Câu 6. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là: A. 2. 10-2 kgm/s B. 3. 10-1kgm/s C. 10-2kgm/s D. 6. 10-2kgm/s Câu 7. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 1s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2. A. 20,0 kg. m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg. m/s. D. 0,5 kg. m/s. Câu 8. Một quả cầu rắn có khối lượng m = 100g chuyển động với vận tốc v = 4m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi va chạm vào vách cứng, nó bất trở lại với cùng vận tốc 4m/s, Độ biến thiên động lượng của quả cầu A. 0,8kg.m/s B. – 0,8kg.m/s. C. – 0,4kg.m/s D. 0,4kg.m/s Câu 9. Một quả bóng m=250g bay đến đập vào tường với vận tốc v=4m/s theo góc tới . Bóng bật trở lại với góc tới cùng độ lớn v theo góc phản xạ '= =600. Độ biến thiên động lượng của bóng do va chạm với tường có độ lớn: 3 A. 1 kgm/s B. 2 kgm/s C. 0 D. 0,5 kg m/s Câu 10. Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là: A. 6m/s B. 7m/s C. 10m/s D. 12m/s Câu 11. Một khẩu đại bác có bánh xe khối lượng tổng cộng m1 = 7,5 tấn (không kể đạn) nòng súng hợp với 0 phương ngang một góc 60 so với phương ngang. Khi bắn một viên đạn khối lượng m2 = 20 kg, súng giật lùi theo phương ngang với vận tốc v1 = 1 m/s. Bỏ qua ma sát. Tính vận tốc của viên đạn khi rời nòng súng. A. 750 m/s. B. 450 m/s. C. 850 m/s. D. 375 m/s. Câu 12. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Cho g = 9,8m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 13. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là A. -0,63 m/s. B. 1,24 m/s. C. -0,43 m/s. D. 1,4 m/s. Câu 14. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm (hai vật dính vào nhau), sau va chạm vận tốc hai xe là: A. v1 = 0; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D. v1 = v2 = 20m/s Câu 15. Một quả bóng bay với động lượng p đập vuông góc vào một bức tường thẳng sau đó bay ngược lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là: A. 0 B. p C. 2 p D. 2 p Câu 16. Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau. Động lượng của hệ hai vật sẽ được tính theo biểu thức nào sau đây ? A. p 2 mv1 B. p 2 mv2 C. p mv12 mv D. p m v12 v Câu 17. Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc 50 cm/s thì động lượng của vật là A. 2500 g.cm/s B. 0,025 kg.m/s C. 0,25 kg.m/s D. 2,5 kg.m/s Câu 18. Khẩu súng đại bác nặng M = 0,5 tấn đang đứng yên, có nòng súng hướng lên hợp với phương ngang một góc 60o, bắn ra một viên đạn khối lượng m = 1 kg bay với vận tốc v = 500 m/s (so với đất). Bỏ qua ma sát. Vận tốc giật lùi của súng là: A. 0,5 m/s B. 1 m/s C. 3 / 2 m/s D. 53 m/s Câu 19. Một khẩu súng có khối lượng 5 kg bắn ra một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 g với vận tốc 600 m/s. Khi viên đạn thoát ra khỏi nòng súng thì vận tốc giật lùi của súng là: A. 12 cm/s B. 1,2 m/s C. 12 m/s D. 1,2 cm/s Câu 20. Dưới tác dụng của một lực bằng 4 N, một vật thu gia tốc và chuyển động. Sau thời gian 2 s, độ biến thiên động lượng của vật là: A. 8 kg.m/s B. 6 kg.ms C. 6 kg.m/s D. 8 kg.ms Câu 21. Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớnv2 = 2 m/s. Khi véctơ vận tốc của hai vật cùng hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là: A. 1 kg.m/s B. 2 kg.m/s C. 3 kg.m/s D. 0,5 kg.m/s Câu 22. Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1 m/s, o vận tốc của vật (2) có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vec-tơ vận tốc của hai vật hợp với nhau một góc 60 thì tổng động lượng của hệ có độ lớn: A. 2,65 kg.m/s B. 26,5 kg.m/s C. 28,9 kg.m/s D. 2,89 kg.m/s Câu 23. Một quả đạn có khối lượng 20 kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 70 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 8 kg bay theo phương ngang với vận tốc 90 m/s. Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai có thể nhận giá trị nào sau đây ? 4 A. 131 m/s B. 123 m/s C. 332 m/s D. 232 m/s Câu 24. Thả rơi tự do một vật có khối lượng 1 kg trong khoảng thời gian 0,2 s. Độ biến thiên động lượng của vật là (g = 10 m/s2). A. 20 kg.m/s B. 2 kg.m/s C. 10 kg.m/s D. 1 kg.m/s Câu 25. Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết vv12 . Tổng động lượng của hệ là: A. 16 kg.m/s B. 160 kg.m/s C. 40 kg.m/s D. 12,65 kg.m/s Câu 26. Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100 m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí mo = 1 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt khí là v1 = 400 m/s. Sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa có giá trị là: A. 200 m/s B. 180 m/s C. 225 m/s D. 250 m/s Câu 27. Viên bi A có khối lượng 300g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100g đang đứng yên. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm đàn hồi và các vec-tơ vận tốc cùng phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của viên bi A sau va chạm là: A. 5 m/s B. 2,5 m/s C. 4 m/s D. 10 m/s Câu 28. Một toa xe khối lượng 2 tấn đang đứng yên thì bị một đầu máy khối lượng 3 tấn chuyển động với vận tốc 20 m/s va vào. Sau va chạm, hai vật móc vào nhau và chuyển động với tốc độ: A. 12 m/s; B. 33 m/s; C. 30 m/s; D. – 13 m/s. Câu 29. Một máy bay có khối lượng 200 tấn bay với vận tốc 720km/h. Động lượng của máy bay là: A. 2.103 kg.m/s B. 4.107 kg.m/s C. 2.107 kg.m/s D. 1,44.103 kg.m/s Câu 30. Một người cân nặng 60 kg nhảy từ xuồng lên bờ với vận tốc 5 m/s. Biết khối lượng của xuồng là 150 kg. Độ lớn vận tốc trôi giạt ra phía ngoài của xuồng là: A. 2 m/s; B. 3 m/s; C. 5 m/s; D. 6 m/s. Câu 31. Quả cầu 1 có khối lượng 800g chuyển động với vận tốc 10 m/s đến đập vào quả cầu 2 có khối lượng 200g đang nằm yên trên sàn. Sau va chạm, hai quả cầu nhập làm một. Bỏ qua mọi ma sát. Vận tốc của hai quả cầu ngay sau khi va chạm là: A. 800 m/s; B. 8 m/s; C. 80 m/s; D. 0,8 m/s. Câu 32. Hai chiếc xe hơi A và B chạy đến từ hai con đường vuông góc nhau, va chạm nhau và giả sử dính 3 thành một khối. Xe A có khối lượng mA = 1,45.10 kg và vận tốc lúc đầu có độ lớn 11,5 m/s. Xe B có khối 3 lượng mB = 1,75.10 kg và vận tốc lúc đầu có độ lớn 15,5 m/s. Vận tốc của hai xe ngay sau va chạm có độ lớn là: A. 5,21 m/s B. 8,48 m/s C. 9,95 m/s D. 7,26 m/s Câu 33. Một vật có khối lượng m được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h đối với mặt đất. Gọi g là gia tốc trọng trường. Động lượng của vật ngay trước khi chạm mặt đất có độ lớn bằng: A. 2mgh B. m gh C. m2 gh D. 2mgh Câu 34. Một vật có khối lượng 6 kg đang đứng yên được kéo chuyển động trên mặt phẳng ngang bởi một lực có phương ngang và có độ lớn bằng 12 N. Động lượng của vật này sau khi chuyển động không ma sát được quãng đường 3 m có độ lớn: A. 21 kg.m/s B. 42 kg.m/s C. 15 kg.m/s D. 10,2 kg.m/s Câu 35. Một vật có khối lượng 7 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 13 m/s thì bị tác dụng một lực có phương là phương chuyển động. Sau thời gian 5 s, vật đổi chiều chuyển động với vận tốc có độ lớn 3 m/s. Chọn câu trả lời đúng. A. Lực có chiều là chiều chuyển động, có độ lớn bằng 112 N B. Lực hướng ngược chiều chuyển động, có độ lớn bằng 112 N C. Lực hướng ngược chiều chuyển động, có độ lớn bằng 22,4 N D. Lực có chiều là chiều chuyển động, có độ lớn bằng 22,4 N Câu 36. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khỏang thời gian nào đó A. tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. C. luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. 5 D. luôn là một hằng số. Câu 37. Động lượng là đại lượng véc tơ: A. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc. D. Có phương hợp với vectơ vận tốc góc α bất kỳ. Câu 38. Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào? A. I Niutơn C. Vạn vật hấp dẫn B. II Niutơn D. BT động lượng Câu 39. Chọn phát biểu sai về động lượng: A. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác B. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật. C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc. Câu 40. Đơn vị của động lượng là: A. kg.m/s B. kg.m.s C. kg.m2 /s D. kg.m/s2 Câu 41. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng F. p A. F. t p B. F. p t C. ma D. F. p ma p Câu 42. Độ biến thiên động lượng bằng gì? A. Công của lực F. C. Xung lượng của lực. B. Công suất. D. Động lượng. Câu 43. Định luật bảo toàn động lượng phát biểu: A. Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn. B. Động lượng một hệ cô lập có độ lớn không đổi. C. Động lượng một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn. D. Động lượng là đại lượng bảo toàn. Câu 44. Xét một hệ gồm súng và viên đạn nằm trong nòng súng. Khi viên đạn bắn đi với vận tốc v thì súng giất lùi với vận tốc V . Giả sử động lượng của hệ được bảo toàn thì nhận xét nào sau đây là đúng ? A. V có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. B. V cùng phương và ngược chiều với v . C. V cùng phương và cùng chiều với v . D. cùng phương cùng chiều với , có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng. Câu 45. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi: A. Ném một cục đất sét vào tường. B. Va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. Câu 46. Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng : A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật . C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn Câu 47. Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc cuả bóng trước va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là: A. -1,5kgm/s. B. 1,5kgm/s. C. 3kgm/s. D. -3kgm/s. m1 Câu 48. Chọn đáp số đúng. Một vật có khối lượng m1 va chạm trực diện với vật m2 = , m1 đang nằm 4 yên. Trước va chạm, vật 1 có vận tốc la v. Sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi, cả hai vật chuyển động với cùng vận tốc v . Tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm là: 2 2 2 2 2 v 4 v 1 v v A. B. C. D. 16. 5 v' 5 v' 4 v' v' Câu 49. Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là: A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s Câu 50. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi: 6 A. Va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông B. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Ném một cục đất sét vào tường. Câu 51. Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên: A. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên. C. 2 vật có khối lượng bằng nhau,chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc. D. Không thể xảy ra hiện tượng này. Câu 52. Chọn phát biểu sai về động lượng: A. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật. B. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc. Câu 53. Một vật có khối lượng 0,5 Kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s.Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực Fdo tường tác dụng có độ lớn bằng: A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N o Câu 54. Một hòn đá được ném xiên một góc 30 so v ới phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng P khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (Bỏ qua sức cản) : A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s Câu 55. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s Câu 56. Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi A. V1=1,5 m/s ;V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s;V2=9m/s C. V1=6 m/s;V2=6m/s D. V1=3 m/s;V2=3m/s. Câu 57. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 60o. Hãy xác định vận tốc của mỗi mảnh đạn . o A .v1 = 200 m/s ; v2 = 100 m/s ; v2 hợp với v1 một góc 60 . o B. v1 = 400 m/s ; v2 = 400 m/s ; v2 hợp với v1 một góc 120 . o C. v1 = 100 m/s ; v2 = 200 m/s ; v2 hợp với v1 một góc 60 . o D. v1 = 100 m/s ; v2 = 100 m/s ; hợp với v1 một góc 120 Câu 58. Quả cầu A có khối lượng m chuyển động trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, va chạm vào quả cầu B có khối lượng km đang nằm yên trên bàn. Coi va chạm là đàn hồi xuyên tâm. Tỷ số vận tốc của hai quả cầu sau va chạm là A. (1-k)/2 B. k/2 C. (1+k)/2 D. k Câu 59. : Viên bi A đang chuyển động đều với vận tốc v thì va chạm vào viên bi B cùng khối lượng với viên bi A. Bỏ qua sự mất mát năng lượng trong quá trình va chạm. Sau va chạm A. hai viên bi A và B cùng chuyển động với vận tốc v/2 B. hai viên bi A và B cùng chuyển động với vận tốc v C. viên bi A bật ngược trở lại với vận tốc v D. viên bi A đứng yên, viên bi B chuyển động với vận tốc v Câu 60. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động về phía trước với tốc độ 4m/s va chạm vào vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược chiều với tốc độ 1m/s còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2m/s. Hỏi vật thứ hai có khối lượng bằng bao nhiêu? A. 0,5kg B. 4,5kg C. 5,5kg D. 5kg Câu 61. Chọn phát biểu sai về chuyển động bằng phản lực 7 A. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật III Niutơn, khối khí cháy phụt ra tác dụng lực lên không khí và phản lực của không khí đẩy tên lửa bay theo chiều ngược lại B. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật bảo toàn động lượng, không cần sự có mặt của môi trường do đó tên lửa có thể hoạt động rất tốt trong khoảng chân không giữa các hành tinh và trong vũ trụ C. Động lượng của khối khí cháy phụt ra phía sau quyết định vận tốc bay về phía trước của tên lửa D. Súng giật khi bắn cũng là một trường hợp đặc biệt của chuyển động phản lực Câu 62. Một người khối lượng m1=60kg đứng trên một xe goòng khối lượng m2=240kg đang chuyển động trên đường ray với vận tốc 2m/s. Tính vận tốc của xe nếu người nhảy về phía trước xe với vận tốc 4m/s đối với xe (lúc sau) A. 1,7m/s B. 1,2m/s C. 2m/s D. 1,5m/s Câu 63. Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực: A. Vận động viên bơi lội đang bơi B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy D. Chuyển động của con Sứa Câu 64. Một ôtô A có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v đuổi theo một ôtô B có khối lượng m2 1 chuyển động với vận tốc v . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là: 2 A. pAB m1 v1 v2 B. pAB m1 v1 v2 C. pAB m1 v2 v1 D. pAB m1 v2 v1 Câu 65. Một viên đạn có khối lượng M = 5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 200 3 m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc v1 = 500m/s, còn mảnh thứ hai bay theo hướng nào so với phương ngang? A. 30o B. 45o C. 60o D. 37o 8
File đính kèm:
bai_tap_vat_li_lop_10_dong_luong_bao_toan_dong_luong.pdf