Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

Tiết 1, 2.      

Chuyên đề 1:            Khái quát về cơ thể người

 

A. Mục tiêu:

- HS nắm được cấu tạo cơ thể người, cấu tạo và chức năng quan trong của tế bào, mô.

- Chứng minh được tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ thể vừa là đơn vị chức năng.

- Nắm được cấu tạo của nơ ron, khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ.

- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.

B. Chuẩn bị.

- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8,

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.

I. Kiến thức cơ bản.  

I.1: Khái quát về cơ thể người:

- Cấu tạo cơ thể người

I.1:1. Cấu tạo cơ thể người. được bao bọc bỡi lớp da

a - Gồm 3 phần:

+ Đầu

+ Thân gồm 2 khoang:   .Khoang ngực: tim, phổi

                        . Khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.

+ Tứ chi.

b - Các hệ cơ quan: Bảng: Thành phần, chức năng  của các hệ cơ quan

doc 57 trang letan 20/04/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng
yển
Tiêu hoá
ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Tuần hoàn
 Tim , hệ mạch
Vận chuyển TĐC dinh dưỡng tới các tế bào, mang chất thải, CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
Hô hấp
Đường dẫn khí. Phổi
Thực hiện TĐK CO2, O2 giữa cơ thể và môi trường
Bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài
Thần kinh
Não, tuỷ, dây thần kinh, hạch thần kinh
Điều hoà, điều khiển hoạt động của cơ thể
I.1: 2. Cấu tạo tế bào 
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cúng là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Tế bào gồm 3 phần:
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào: lưới nội chất, bộ máy gôngi, Ribôxôm, ti thể, trung thể.
+ Nhân: NST con, nhân con.
I.1:3. Thành phần hóa học của tế bào Gồm:
a: Chất hữu cơ
+ Prôtein: C, O, N, P, S. + Gluxit: C,H,O.
+ Lipit: C, H, O.	 + Axit nucleic: ADN, ARN.
b : Chất vô cơ
+ Muối khoáng: Ca, K, Na, Fe, Cu... 
I.1:4 . Hoạt động sống của tế bào. 
Gồm: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phân chia, cảm ứng...
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:
+ TB thực hiện TĐC với môi trường trong cơ thể: là cơ sở để cơ thể thực hiện TĐC với môi trường ngoài.
+ Sự sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng sinh sản, cảm ứng của cơ thể.
I.1:5. Khái niêm về mô.
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. Mô gồm: Tế bào và phi bào
- Các loại mô:
Nội dung
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
1. Vị trí
Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng: Ruột, bóng đái, mạch máu...
ở khắp cơ thể, rải rác trong chất nền.
Gắn vào xương, thành ống tiêu hoá, mạch máu, bóng đái, tim, tử cung.
Nằm ở não. tuỷ sống, tận cùng các cơ quan.
2. Cấu tạo
+ Chủ yếu là TB, không có phi bào.
+ TB có nhiều hình dạng: dẹt, đa giác trụ, khối.
+ Các TB xếp sít nhau thành lớp dày.
+ Gồm: BB da, BB tuyến.
+ Gồm tế bào và phi bào.
+ Có thêm Ca và sụn.
+ Gồm:
. Mô sợi
. Mô sụn
. Mô xương
. M...hể trả lời các kích thích của môi trờng thông qua htk.
- Cung phản xạ: - Các thành phần của một cung phản xạ:
+ Cơ quan thụ cảm (da...) + Nơron hướng tâm
+ Nơron trung gian + Nơron li tâm 
+ Cơ quan phản ứng.
* Điểm khác biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
Cung phản xạ
Vòng phản xạ.
- Mang tính chất đơn giản, chi phối một phản ứng.
- Xảy ra nhanh, có tính bản năng
- Không có luồng thông tin ngược
- Mang tính chất phức tạp, chi phối nhiều phản ứng.
- Xảy ra chậm, có sự tham gia của ý thức
- Có luồng thông tin ngược kết quả phản xạ chính xác hơn.
II. Câu hỏi - bài tập.
 a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.
1: Cơ thể người gồm mấy phần ? Kể tên các phần đó ? 
2: Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể ? Hãy giải thích và minh hoạ.
HD:
Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan , mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan do tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều TB có hình dạng cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành.
Tất cả mọi Tb trong cơ thể đều có thể thức cấu tạo rất giống nhau bao gồm:
- Màng sinh chất.
- Chất Tb với các nội quan như ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ribôxôm, trung thể.
- Nhân tb gồm nhiễm sắc thể và nhân con. 
3: Hãy chứng minh Tb là đơn vị chức năng của cơ thể.
HD: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở Tb như: 
- Màng sinh chất giúp Tb thực hiện quá trình trao đổi chất giữa Tb và môi trường.
- Tế bào chất là nơi xảy ra các hoạt động sống như:
 + Tithể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
 + Ribôxôm là nơi tổng hợp p rôtêin.
 + Bộ máy gôngi thu nhận hoàn thiện và phân phối sản phẩm.
 + Trung thể tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của TB.
 + Lưới nội chất : tổng hợp và vận chuyển các chất. 
Tất cả các hoạt động nói trên là cs cho sự sống, sự lớn lên và ss của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.
 Vì vậy Tb được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.
4: ...ồng (Cu). 
5. Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trò cảu hệ thần kinh trong sự điều hoà hđ của các hệ cơ quan trong cơ thể.
HD: Cơ chế điều hòa huyết áp: Khi huyết áp tăng thì thụ thể áp lực của máu tiếp nhận và báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hòa tim mạch, xung tk theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp, giảm lực co bóp, mạch máu giãn rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. (liên hệ ngược).
b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.
1. Nêu điểm # nhau và k.nhau giữa cơ vân, cơ trơn và cơ tim về cấu tạo & chức năng.
a. Giống nhau: - Tb đều có cấu tạo dạng sợi.
 - Đều có chức năng co giãn và tạo ra sự chuyển động.
b. Khác nhau:
* Về cấu tạo: - Tb cơ vân và Tb cơ tim có nhiều nhân và có vân ngang.
 - Tb cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có vân ngang. 
* Về chức năng:
- Cơ vân liên kết với xương --> Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và sự vận động của cơ thể.
- Cơ trơn: tham gia cấu tạo các nội quan như dạ dày, ruột, thành mạch, bóng đái, ..., thực hiện chức năng tiêu hóa, dinh dưỡng ... của cơ thể.
- Cơ tim tham gia vào cấu tạo tim và co giãn để giúp cho sự tuần hoàn máu.
 c. Bài tập về nhà. 
1. Nêu khái niệm phản xạ. Hãy so sánh cung phản xạ và vòng phản xạ. 
D. Dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi.
- Ôn tiếp phần kiến thức: Vận động
 Tiết 3,4. 
Chuyên đề 2: Vận động
A. Mục tiêu:
- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. Phân biệt được x. dài, x. ngắn, x. dẹt về hình thái, cấu tạo.
- Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. 
- Nắm được cấu tạo chung của một xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của

File đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_truong_thcs_mai_x.doc