Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 39 đến Bài 40

SINH HỌC 8

BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài để duy trì tình ổn định của môi trường trong tạo đk cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

- Hệ hô hấp thải loại CO2

- Da thải loại mồ hôi.

- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

Trong đó thận là cơ quan bài tiết chủ yếu.

Câu 3: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

 Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

docx 7 trang Khải Lâm 30/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 39 đến Bài 40", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 39 đến Bài 40

Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 39 đến Bài 40
 màng mắt không bị khô
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: tham gia di chuyển trên cạn
Câu 3: Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.
Trả lời:
* Hoạt động bò của thằn lằn:
    + Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.
    + Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.
    + Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước .
 * Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.
Bài 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
Câu 1: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
Trả lời: Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:
   + Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.
   + Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
   + Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.
Câu 2: Trình bày những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :
    - Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
    - Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.
    - Tâm thất có vách ngăn h...của khủng long
- Cách đây 65 triệu năm khủng long bị diệt vong.
- Nguyên nhân:
+ Do cạnh tranh với chim và thú
+ Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai
- Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì:
+ Cơ thể nhỏ dễ tìm nơi trú ẩn
+ Yêu cầu về thức ăn ít
+ Trứng nhỏ an toàn hơn
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát.
Trả lời: Đặc điểm chung của bò sát:
   - Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
   - Da khô, vảy sừng khô: hạn chế thoát hơi nước.
   - Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt linh hoạt: cử động đầu và thu nhận thông tin.
   - Chi yếu, có vuốt sắc: bám vào nền khi di chuyển.
   - Phổi phát triển, có nhiều vách ngăn, có cơ liên sườn: tăng hiệu suất hô hấp.
   - Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (cá sấu tim 4 ngăn): máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
   - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi bảo vệ: tăng khả năng sống sót của con non.
SINH HỌC 8
BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài để duy trì tình ổn định của môi trường trong tạo đk cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
- Hệ hô hấp thải loại CO2
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
Trong đó thận là cơ quan bài tiết chủ yếu.
Câu 3: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
 Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chấ...uá trình:
- Quá trình lọc máu: ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại: các chất cần thiết được hấp thụ vào máu
- Quá trình bài tiết tiếp: các chất độc được bài tiếp từ máu vào ống thận tạo thành nước tiểu chính thức.
* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.
Câu 3 : Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Mỗi ngày thận lọc được khoảng 1,5l nước tiểu
- Nước tiểu được hình thành rồi được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái
- Khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đên 200ml sẽ làm tăng áp suất trong bóng đái, kích thích cơ vòng bóng đái mở để bài tiết nước tiểu ra ngoài.
BÀI 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Câu 1: Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
+ Các vi khuẩn gây bệnh
+ Các chất độc có trong thức ăn
+ Khẩu phần ăn không hợp lí
Câu 2: Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
- Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.
Gợi ý:
- Em đã có thói quen: Tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn quá chua.
- Em chưa có thói quen: Uống đủ nước.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_lop_8_bai_39_den_bai_40.docx