Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 41 và Bài 42

SINH HỌC 8

BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

Câu 1: Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

+ Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.

+ Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu.

+ Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

* Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.

Câu 2: 

- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vẩy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

- Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

- Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?

- Da có phản ứng như thế nào khi trời quá nóng hay quá lạnh?

- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

- Tóc và lông mày có tác dụng gì?

docx 4 trang Khải Lâm 30/12/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 41 và Bài 42", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 41 và Bài 42

Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7, Lớp 8 - Bài 41 và Bài 42
UAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
Câu 1: Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay.
Đặc điểm chung: Bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, chắc → Thích nghi với sự bay.
Bộ phận
Đặc điểm thích nghi
Xương đầu
-Hốc mắt lớn, hộp sọ rộng, mỏng, hàm không có răng → Nhẹ
Xương thân
- Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực → giúp vận động cánh.
- Các đốt sống lưng, các đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành 1 khối vững chắc.
Xương chi
- Chi trước biến đối thành cánh → bay
- Xương cánh và xương đùi rỗng → nhẹ
Câu 2: Quan sát mẫu mổ kết hợp với hình 42.2 để xác định các hệ cơ quan và các thành phần cấu tạo của từng hệ.
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo của từng hệ cơ quan
Tiêu hóa
ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → mề → ruột → huyệt
Tuyến tiêu hóa: tuyến gan, tuyến tụy, túi mật
Hô hấp
Khí quản, phổi, các túi khí
Tuần hoàn
Tim, các động mạch, tì
Bài tiết
Thận, xoang huyệt
Sinh dục
Huyệt
Câu 3: Tim của chim bồ câu có gì khác so với tim thằn lằn.
- Thằn lằn: Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tâm thất có vách ngăn hụt nên máu còn pha trộn.
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất => máu không pha trộn.
SINH HỌC 8
BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
Câu 1: Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
+ Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.
+ Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.
Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu.
+ Lớp mỡ dưới da chứa ...ạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co.
- Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét.
- Tóc tạo nên một lớp đệm có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu và điều hoà nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước (khi đi dưới trời mưa hoặc khi vận động) không bị chảy xuống mắt.
Câu 3: Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
- Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do dặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.
Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn, sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông.
Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của người.
BÀI 42: VỆ SINH DA
Câu 1: 
- Da bẩn có hại như thế nào?
- Da bị xây xát có hại như thế nào?
TL:
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da.
- Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván...
Câu 2: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.
Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khu

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_lop_8_bai_41_va_bai_42.docx