Câu hỏi ôn tập ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Trãi

I.PHẦN TIẾNG VIỆT:

 Nội dung ôn tập: Chuyên đề: Các phương châm hội thoại

A. LÝ THUYẾT

Câu 1: Nêu các phương châm hội thoại đã học?

Câu 2: Cho một ví dụ về việc không tuân thủ phương châm hội thoại?

Câu 3: Nêu những lưu ý khi sử dụng các phương châm hội thoại?

B. VẬN DỤNG:

 Câu 1:  Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

Nói có sách, mách có chứng.

Biết thì thưa thốt

Không biết thì dựa cột mà nghe.

 Câu 2.Câu “ Gọi dạ, bảo vâng” nhắc nhở chúng ta giữ gìn ph­ương châm nào trong hội thoại ?

Câu 3. Người tham gia hội thoại nói “úp úp mở mở” khiến cho người nghe không biết được thông tin chính xác. Điều đó được coi là vi phạm phương châm gì?

Câu 4.            “Lời nói chẳng mất tiền mua 

                  Lựa  lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

 Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? 

doc 2 trang letan 14/04/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Trãi

Câu hỏi ôn tập ở nhà môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Trãi
ay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Nhưng người chiến sĩ đó đã nói những điều sai sự thật khiến cho kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn.
 Theo em, về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 6: Nêu một số từ ngữ dung để xưng hô trong hội thoại? Vì sao người nói người viết cần lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
Câu 7. Viết một câu chuyện nhỏ hoặc xây dựng một đoạn hội thoại tuân thủ phương châm lịch sự và lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp.
Gợi ý: HS vận dụng kiến thức trong chuyên đề để tự xây dựng được một đoạn hội thoại hoặc một câu chuyện nhỏ đảm bảo phương châm lịch sự, nếu là câu chuyện nhỏ phải có tiêu đề, phải toát lên một ý nghĩa.
II.PHẦN VĂN BẢN:
Nội dung ôn tập: Hình ảnh người lính cách mạng trong thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 -Học kì I.
Câu 1: Kể tên các văn bản viết về hình ảnh người lính cách mạng trong thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 -Học kì I?
Câu 2: So sánh hình ảnh người lính cách mạng trong hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
 Gợi ý: -Về hoàn cảnh sống
 - Về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất
 - Mục tiêu chiến đấu
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp phẩm chẩm và tâm hồn của người lính cách mạng qua ba bài thơ( Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng)
 .. 
 Lưu ý: Học sinh làm bài trình bày sạch sẽ ra giấy riêng và lưu giữ cẩn thận để giáo viên thu và sữa chữa bài 

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_o_nha_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_nguyen_tr.doc