Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 6

I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học:

1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2. Siêng năng, kiên trì.

3. Tiết kiệm.

4. Lễ độ.

5. Tôn trọng kỉ luật.

6. Biết ơn.

7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

8. Sống chan hoà với mọi người.

9. Lịch sự, tế nhị.

10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

11. Mục đích học tập của học sinh.

II. Hệ thống kiến thức các nội dung trên:

Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.

2. Ý nghĩa:

- Sức khoẻ là vốn quý của con người.

- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

3. Cách rèn luyện sức khỏe.

- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng

- Luyện tập thể dục thường xuyên

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh

doc 5 trang Khải Lâm 28/12/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 6

Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 6
thể dục thường xuyên
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bài 2: Siêng năng, kiên trì:
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
(Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...)
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
(Trái với KT là: nản lòng, chóng chán...)
Bài 3: Tiết kiệm.
1. Thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
(Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...)
2. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm như thế nào?
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
Bài 4: Lễ độ:
1. Lễ độ là gì?
Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
* Biểu hiện;
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
* Trái với lễ độ là: Vô lễ, hỗn láo, thiếu văn hóa..
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
3. Cách rèn luyện:
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
Bài 5. Tôn trọng kĩ luật:
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hi...gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Vai trò của thiên nhiên:
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:
+ Môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác.
+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người.
-> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
* Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
Bài 8: Sống chan hoà với mọi người
1. Thế nào là sống chan hòa với mọi người:
Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích.
2. Ý nghĩa:
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện:
- Nhường nhịn nhau
- Trung thực, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau ân cần
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục nhưng phải tế nhị.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, đố kị ,bao che khuyết điểm cho nhau.
Bài 9: Lịch sự, tế nhị.
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
* Những biểu hiện về hành vi giao tiếp lịch sự, tế nhị: biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn..
2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.
- Thể hiện sự tôn trọng người
giao tiếp và những người xung quanh.
- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
3. Cách rèn luyện:
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
- Điều...hong trào thi đua yêu nước khác....
3. Lợi ích (ý nghĩa) của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.
Bài 11: Mục đích học tập của học sinh.
1. Mục đích học tập của HS là gì?
MĐ học tập của HS là để trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Ý nghĩa:
- Xác định đúng đắn mục đích học tập "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.
- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.
- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_gdcd_6.doc