Giáo án GDCD 6 - Học kì II

Bài 11: (2 tiết)
Tiết 19: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiết 1)
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Xác định đúng mục đích và động cơ HT; hiểu biết được ý nghĩa của việc xác định 
 mục đích HT; hiểu sự cần thiết phải XD kế hoạch và thực hiện KH học tập.
-Biết XD và điều chỉnh kế hoạch HT và các HĐ khác một cách hợp lí; biết hợp tác 
trong HT.
-Có ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành KHHT; 
khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác trong HĐ học tập.
B.Tài liệu- phương tiện:
-ST những tấm gương HS cũ của trường đã có mục đích HT tốt, đã trưởng thành và 
 cống hiến cho sự nghiệp XD và BV Tổ Quốc.
-Những mẩu chuyện về danh nhân trên các lĩnh vực KH, VH-NT, LĐSX, HĐXH 
 trong và ngoài nước; những điển hình vượt khó để HT…
-Giấy khổ lớn, bút dạ để HS chuẩn bị thảo luận nhóm.
C.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: -KT sự chuẩn bị của HS. 
3-Bài mới: Giới thiệu bài: Học tập là công việc hết sức cần thiết với mỗi con người; có HT chúng ta mới có kiến thức và hiểu biết; nhưng học tập để làm gì thì không phải ai cũng xác định được cho mình mục đích và động cơ đúng đắn. Vậy, mục đích HT đúng đắn là như thế nào? Vì sao phải xác định đúng đắn mục đích HT? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
doc 24 trang Khải Lâm 02/01/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD 6 - Học kì II

Giáo án GDCD 6 - Học kì II
tập là công việc hết sức cần thiết với mỗi con người; có HT chúng ta mới có kiến thức và hiểu biết; nhưng học tập để làm gì thì không phải ai cũng xác định được cho mình mục đích và động cơ đúng đắn. Vậy, mục đích HT đúng đắn là như thế nào? Vì sao phải xác định đúng đắn mục đích HT? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
-HS đọc truyện SGK.
-Vì sao bạn Tú đạt giải Nhì trong kì thi Toán quốc tế?
-Em học tập được gì ở bạn Tú?
-Vì sao nói: HS là chủ nhân tương lai của đất nước?
-Để trở thành chủ nhận thực sự của đất nước trong tương lai, thì hiện tại HS phải làm gì?
-Mục đích HT đúng đắn là gì?
-ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục đích và động cơ HT là như thế nào?
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Tú là một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập:
 +Tự học là chính, đề cao khả năng độc lập suy nghĩ.
 +Tìm tòi nhiều cách giải toán khác nhau.
 +Say mê học tiếng Anh, chịu khó sưu tầm các bài toán bằng tiếng Anh để giải.
-Đức tính kiên trì, vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập.
II-Nội dung bài học:
1-Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước:
-HS là đội ngũ kế tiếp nắm giữ tương lai đất nước, là lực lượng lao động chủ chốt sau này của XH.Vì vậy, HS phải ra sức HT, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
-Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích luỹ KT để trở thành con người có đủ tài năng và nghị lực lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
2-Mục đích học tập của học sinh:
a)Mục đích HT đúng đắn là gì?
-Là cố gắng học thật giỏi để trở thành con người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mĩhoàn thiện), trở thành người hữu ích cho gia đình, XH và tương lai trở thành người CD tốt, người LĐ tốt góp phần XD và BV quê hương, Tổ quốc.
b)Vì sao phải xác định đúng đắn mục đích HT:
-Chỉ có xác định đúng đắn mục đích HT thì mới có thể HT tốt được:
 +Tương lai của mỗi cá nhân luôn gắn liền với tương lai đất nước.
 +Lợi ích của mỗi con người không thể tách rời lợ...tự làm bài.
-HS tự liên hệ.
3-Để đạt được mục đích HT, HS cần phải làm gì:
-Cố gắng nắm vững KT các môn học trên lớp, không coi nhẹ môn nào; không học tủ, học lệch.
-Hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà thầy, cô giao cho từ việc: chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng HT đến việc chuẩn bị bài, làm bài tập, đọc TL tham khảo
-Học tập tự giác, say mê, sáng tạo; học bằng mọi cách, học ở mọi nơi, mọi lúc; học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong XH và có mong muốn cầu tiến thực sự, có ý thức liên hệ những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
-Ngoài việc học VH, HS cần tham gia các HĐTT, HĐXH; Tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn các kĩ năng tự khẳng định mình trong HT và trong CS; để trở thành con người phát triển toàn diện.
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Xác định mục đích: “HT để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” là mục đích HT không đúng đắn. Còn các trường hợp khác đều đúng nhưng chưa đủ.
-HT với mục đích sâu sắc nhất là góp phần XD quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và nhà trường.
2-Bài tập (b): Học tập vì: “Điểm số”, vì “giàu có” cho bản thân là những biểu hiện không đúng đắn.
3-Bài tập (c): -HS tự liên hệ, làm bài.
4.Củng cố:	-Khái quát lại toàn bộ ND bài học.
	-Nhận xét giờ học.
	5.Dặn dò: 	-Học bài, nắm vững ND bài học.
	-Làm bài tập (b), (d).
	-Ôn tập tất cả các bài đã học.
Soạn: 29-1-2009
Giảng:2-2-2009
Bài 12: (2 tiết)
Tiết 21 :Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.(Tiết 1)
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
	-Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
	-Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham giaấpht hiện, ngăn ngừa nhưxng hành động vi phạm quyền trẻ em.
	-HS tự hào là tương lai của DT và của nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại CS hạnh phúc cho mình. Phản đố... GT vị trí của bài học trong chương trình GDCD 6.
-Trẻ em được qui định ở lứa tuổi nào?
-Quyền của trẻ em được qui định dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?
-Có mấy nhóm quyền trẻ em? Nêu ND từng nhóm quyền đó?
-HS chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá. 
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc.
-Không khí ấm cúng của một gia đình hạnh phúc.
-Cứ 28-29 Tết, nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng.
-Mua sắm quần áo, giày dép, bánh kẹo, hoa quả, thịt gà, thịt lợn, giò chả
-Đêm giao thừa, quấy quần bên tivi đón năm mới, chúc tụng nhau những điều tốt lành, cùng nhau phá cỗ ngọt, hát hò vui vẻ.
->Cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đây đầy đủ về vật chất và tinh thần như trong một gia đình hạnh phúc. Sự quan tâm săn sóc của các bà mẹ nuôi chẳng khác gì mẹ đẻ. Cuộc sống như mùa xuân thực sự đã về trong những gia đình ấm áp tình người, đầy ắp tiếng cười con trẻ.
=>Đó là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc chu đáo.
 (Điều 20 của Công ước)
II-Nội dung bài học:
1-Khái quát chung về Công ước:
-Vị trí bài học: là bài thứ nhất trong chủ đề về pháp luật “Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ của công dân trong gia đình”
-Những mốc quan trọng:
 +Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.
 +Năm 1990, Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước.
 +Năm 1991,VN ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong Công ước.
-VN là nước đầu tiên của châu á và thứ hai trên thế giới tham gia Công ước, đồng thời ban hành luật để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở VN.
2-Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước LHQ:
-Trong phạm vi Công ước này, trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Theo luật pháp VN thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi.
-Công ước gồm 54 điều, đề cập đến các quyền của trẻ em một cách toàn diện, trên 4 nguyên tắc cơ bản:
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_6_hoc_ki_ii.doc