Giáo án GDCD Lớp 6 - Học kì I

Tiết 1: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 1).

A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn GT; tầm quan trọng của trật tự ATGT; hiểu những qui định cần thiết về trật tự ATGT; ý nghĩa của việc chấp hành trật tự ATGT và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.
-Nhận biết được một số chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp; biết đánh giá HV đúng sai của người khác về trật tự ATGT; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự ATGT và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
-Có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT; ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT, phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.
B.Tài liệu và phương tiện:
-Luật GT đường bộ 2001.
-Bảng thống kê biển báo GT, tranh ảnh về các tình huống đi đường.
-Số liệu về tình hình ATGT ở địa phương.
-TL tham khảo.
C.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra: -Nhà nước và công dân có MQH như thế nào?
  -Trách nhiệm của CD, HS đối với đất nước là gì?
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn XH. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy? Để đề phòng và hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.  
 

doc 30 trang Khải Lâm 02/01/2024 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD Lớp 6 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD Lớp 6 - Học kì I

Giáo án GDCD Lớp 6 - Học kì I
 -Nhà nước và công dân có MQH như thế nào?
	-Trách nhiệm của CD, HS đối với đất nước là gì?
	3.Bài mới: Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn XH. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy? Để đề phòng và hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. 	
-HS theo dõi bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình TNGT và mức độ thiệt hại do TNGT gây ra?
-Những nguyên nhân nào dẫn đến tình hình tai nạn giao thông gia tăng?
-Để đảm bảo an toànGT cần có những biện pháp gì?
I-Thông tin, sự kiện:
-Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng; trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn XH, của từng gia đình.
-Hằng năm, TNGT làm chết và bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
II-Nội dung bài học:
1-Nguyên nhân dẫn đến TNGT:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT:
-Hệ thống đường bộ của nước ta chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của ND. Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các TP lớn, trong khi đường sá, cầu cống xuống cấp nhiều.
-Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
 +Trình độ dân trí thấp không hiểu pháp luật về trật tự an toàn GT, không hiểu luật lệ giao thông.
 +Coi thường pháp luật về trật tự ATGT, phóng nhanh vượt ẩu, đua xe trái phép, sử dụng chất kích thích khi điều khiển các phương tiện tham gia GT.
2-Các biện pháp đảm bảo ATGT:
-Nâng cao trình độ dân trí về trật tự ATGT.
-Tự giác thực hiện theo qui định của pháp luật về trật tự ATGT. Tuyệt đối tuân thủ hệ thống tín hiệu, biển báo, vạch kẻ, cọc tiêu, hàng ràokhi tham gia GT.
-Đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật về ATGT.
4.Củng cố: 	-Khái quát lại ND bài học.
	-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: 	-Học bài, nắm vững ND bài học.
	-Chuẩn bị tiếp cho tiết sau. 
Soạn: 6-9-2008
Gi... thái độ và hành vi coi thường PL.
a)Qui định chung: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu GT gồm hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn GT, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc đường bảo vệ, hàng rào chắn.
b)Các qui định cụ thể: 
-Các loại biển báo thông dụng: (SGK)
 +Biển báo cấm.
 +Biển báo nguy hiểm.
 +Biển hiệu lệnh.
-Qui định đối với người đi bộ, người đi xe đạp.
 +Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hề phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải.
 +Tuân thủ đúng các tín hiệu đèn, vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ qua đường.
 +Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
 +Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
-Qui định đối với trẻ em dưới 16 tuổi.
 +Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy
 +Trẻ em đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 
-Qui định về an toàn đường sắt.
 +Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
 +Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
 +Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-Hành vi của những người trong tranh đã vị phạm những qui định về trật tự ATGT.
2-Bài tập (b):
3-Bài tập (c):
4.Củng cố:	-Khái quát lại ND bài học.
-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:	-Học bài, liên hệ bản thân đã làm được gì trong việc thực hiện ATGT.
	-Làm bài tập (d), (đ).
Soạn: 13-9-2008
Giảng:15-9-2008
Tiết 3: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự 
 chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Có ý thức thường xuyên RL thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
-Biết tự c...m sóc và RL thân thể là như thế nào?
-GV nêu YC và hướng dẫn HS làm BT.
-HS tự làm, liên hệ bản thân và gia đình.
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Minh là một HS bé nhỏ, Minh muốn người cao lên.
-Thầy Quân khuyên Minh nên tập bơi.
-Minh đã tập bơi suốt dịp hè.
-KQ: người rắn chắc, nhanh nhẹn, cao hẳn lên->Thật kì diệu.
II-Nội dung bài học:
1-Sức khoẻ là vốn quí của con người:
-Sức khoẻ đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Cha ông ta thường nói: “Sức khoẻ quí hơn vàng”; “Có sức khoẻ là có tất cả”.
-Muốn có sức khoẻ tốt, mỗi người phải biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: 
 +Biết giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và các chất gây nghiện...
 +Thường xuyên tập thể dục, HĐ thể thao (chạy, nhảy, đá bóng, bơi lội) đúng mức.
 +Biết đề phòng bệnh tật, khi có bệnh phải đến thầy thuốc khám và điều trị kịp thời
=>Giúp cho thân thể khoẻ mạnh, sức lực dẻo dai, hạn chế ốm đau, bệnh tật.
2-Tác dụng của SK trong CS của mỗi con người:
-Sức khoẻ giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quảkhông có sức khoẻ chúng ta không thể làm việc tốt được.
-Sức khoẻ giúp con người sống lạc quan, vui vẻ và yêu đời hơn
3-Trách nhiệm của mọi người:
-Đối với mọi người nói chung và học sinh nói riêng phải biết tự chăm sóc bản thân mình:
 +Vệ sinh cá nhân.
 +ăn uống điều độ.
 +Học tập và vui chơi hợp lí, khoa học.
 +Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
III-Luyện tập:
1-Đánh dấu vào ô trống những việc làm thể hiện biết tự chăm sóc SK.
2-Kể những việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc SK bản thân?
3-Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
	4-Củng cố: 	-Khái quát lại ND bài học.
	-Nhận xét giờ học.
	5-Dặn dò: 	-Học bài, hoàn thiện các BT SGK.
	 	-Đọc trước bài: Siêng năng, kiên trì.
Soạn: 	20-9-2008
Giảng: 22-9-2008
 	 Bài 2: (2 tiết)
 Tiết 4: Siêng năng, kiên trì (Tiết 1)
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu những biểu hiện của siên năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng 
 năng, kiên trì.

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_lop_6_hoc_ki_i.doc