Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 9

Bài 1: Chí công vô tư.

-  Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư?

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

- Nêu một ví dụ là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em;

- Biểu hiện của chí công vô tư là gì?

- Công bằng, chính trực, làm việc phải giống với lẽ phải, vì lợi ích chung, không thiên vị,.

-  Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ?

- Người chí công vô tư sống thanh thản.

- Được mọi người vị nể và kính trọng.

- Đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, cho xã hội đất nước góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài 2: Tự chủ.

- Thế nào là tự chủ?

- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi lúc ,mọi  nơi, hoàn cảnh, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.

doc 8 trang Khải Lâm 28/12/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 9

Đề cương ôn tập Học kì I môn GDCD 9
hội đất nước góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bài 2: Tự chủ.
- Thế nào là tự chủ?
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi lúc ,mọi  nơi, hoàn cảnh, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
-  Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ?
- Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, không nao núng, hoang mang trước những khó khăn, không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
-  Vì sao con người cần biết phải biết tự chủ ?
- Tự chủ là một đức tính quý giá, nhờ tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tinh tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách cám dỗ.
- Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.
- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).
- Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sẵn sự đúng đắn phù hợp.
- Tính tự chủ giúp con người tránh được những việc làm không đúng, sáng suốt, lựa chọn cách thức hiện mục đích cuộc sống của mình.
- Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật.
- Thế nào là dân chủ, kỉ luật ?
- Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và ...ủa nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; 
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
- Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
* Sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh.
Hòa bình:
- Đem lại cuộc sống bình yên và tự do.
- Nhân dân được ấm no hạnh phúc.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
Chiến tranh:
- Gây đau thương, chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm họa của loài người.
* Phân biệt chiến tranh chinh nghĩa và chiến tranh phi nghĩa:
Chiến tranh chính nghĩa:
- Tiến hành chiến tranh chống xâm lược.
- Bảo vệ độc lập, tự do.
- Bảo vệ hòa bình.
Chiến tranh phi nghĩa:
- Gây chiến tranh, giết người, xâm lược.
- Xâm lược đất nước.
- Phá hoại hòa bình.
- Theo em, vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tiến bộ, khát vọng của con người.
- Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh
Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển về nhiều mặt, kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học ki thuật,... tạo sự hiểu biết lẫn nhau,...n đề cấp thiết, đe doạ sự sống còn nhân loại.
- Vấn đề: môi trường, dân số, dịch bệnh.
- Để giải quyết vấn đề đó cần sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia , dân tộc riêng lẻ có thể tự giải quyết.
- Nguyên tắc của đảng nhà nước ta
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng hai bên cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
- Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Truyền thống: Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo, các tập quán tốt đẹp, ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
-  Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển củ

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_gdcd_9.doc