Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chương I:  SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CTTG THỨ HAI (1945-1949)

 

Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI  SAU CTTG  II (1945-1949) 
I. Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc: 
- Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra. 
- Từ ngày 4-11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 
ba cường quốc là I.Xtalin (LX), Ph.Rudơven (Mĩ), U.Sơcsin (Anh). Hội nghị đưa ra những quyết định quan 
trọng: 
+ Nhanh chóng  tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.  
+ Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. 
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu, châu Á. 
→Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó đã hình thành khuôn khổ của trật tự thế 
giới mới: Trật tự 2 cực Ianta. 
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc: 
a. Sự thành lập: Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp từ 25/4 - 26/6/1945 tại San 
Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. 
b. Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới;  phát triển các mối quan hệ hữu nghị và tiến hành hợp 
tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các quốc gia. 
c. Nguyên tắc hoạt động:  
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia   
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước  
- Không can thiệp vào nội bộ của tất cả các nước  
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 
- Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa năm cường quốc (Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp, Trung 
Quốc) 
d. Các cơ quan: Có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bao an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng 
Quản thác, Tòa án quốc tế, Ban thư kí. 
e. Vai trò:  
- Liên hợp quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì và an ninh thế 
giới. 
- Giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực 
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo 
dục, y tế, nhân đạo … 
->Tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. 

pdf 23 trang letan 18/04/2023 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
 mới: Trật tự 2 cực Ianta. 
II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc: 
a. Sự thành lập: Hội nghị quốc tế với sự tham gia của đại diện 50 nước họp từ 25/4 - 26/6/1945 tại San 
Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. 
b. Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển các mối quan hệ hữu nghị và tiến hành hợp 
tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các quốc gia. 
c. Nguyên tắc hoạt động: 
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia 
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước 
- Không can thiệp vào nội bộ của tất cả các nước 
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 
- Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa năm cường quốc (Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp, Trung 
Quốc) 
d. Các cơ quan: Có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bao an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng 
Quản thác, Tòa án quốc tế, Ban thư kí. 
e. Vai trò: 
- Liên hợp quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì và an ninh thế 
giới. 
- Giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực 
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo 
dục, y tế, nhân đạo  
->Tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. 
Chương II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991). LB NGA (1991-2000) 
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991). LIÊN BANG NGA (1991-2000) 
1. Liên Xô 1945 – 1991: 
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) 
- Chiến tranh tàn phá nặng nề đất nước Liên Xô(khoảng 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá 
hủy). 
- Với tinh thần tự lực, tự cường, Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước 
thời hạn 9 tháng: Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73% và sản lượng nông nghiệp đạt mức trước 
chiến tranh; 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. 
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng ..., khủng hoảng về kinh tế và xã hội. 
- Cải tổ sai lầm. 
- Sự chống phá của các thế lực thù địch 
2. Liên Bang Nga từ năm 1991-2000: Sau năm 1991, LB Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”. Tình hình 
kinh tế, chính trị, xã hội trải qua nhiều thăng trầm: 
- Về kinh tế: 
+ Những năm 1990-1995: Tốc độ tăng trưởng âm. 
+ Từ 1996 kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển 
- Về chính trị 
+ 12.1993, hiến pháp Liên Bang Nga được ban hành qui định chế độ Tổng thống liên bang. 
+ Đối nội, đối mặt với 2 thách thức lớn: Tranh chấp đảng phái và xung đột sắc tộc (phong trào li 
khai ở Trecxnia) 
- Về đối ngoại: Một mặt ngả về phương Tây, mặt khác phát triển các mối quan hệ với các nước châu 
Á. 
- Từ năm 2000,V. Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: Kinh tế phục hồi, 
chính trị, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. 
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 
I. Những nét chung về khu vực Đông Bắc Á 
- Là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước CTTGII, hầu hết các nước (trừ Nhật) đều bị chủ 
nghĩa thực dân nô dịch. Sau CTTGII có nhiều chuyển biến: 
 - Chính Trị: 
+Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949). 
+ Cuối những năm 90, Hồng Kông, Ma Cao trở về thuộc chủ quyền Trung Quốc. 
+ Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và tách thành hai nhà nước riêng biệt là Hàn Quốc và Cộng hòa 
dân chủ nhân dân Triều Tiên. 
- Kinh tế: Nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế 
(Đông Bắc Á có 3 con rồng kinh tế; Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới; cuối XX đầu XXI, kinh 
tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới) 
II. Trung Quốc: 
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa 
a. Sự thành lập: Ngày 1.10.1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập. 
b. Ý nghĩa: 
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chấm dứt ách thống trị của đế quốc, xóa bỏ 
mọi tàn dư của chế độ phong kiến đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: Độc lập, tự do và tiến lên chủ...ng về quá trình đấu tranh giành độc lập 
- Trước CTTG II, hầu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong 
CTTG II bị Nhật Bản xâm lược. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, Inđônêxia, Việt Nam, Lào đã 
tuyên bố độc lập. 
- Sau đó, các nước phương Tây tiến hành tái chiếm thuộc địa nhưng thất bại và buộc phải trả lại độc lập 
cho nhiều nước (Philippin – 1946, Mianma – 1948, Inđônêxia - 1950, Mã Lai – 1957) 
- Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đông Dương giành được thắng lợi với việc kí 
kết hiệp định Giơnevơ. 
- Năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Đông Dương giành thắng lợi hoàn toàn 
b. Lào (1945-1975) 
- 12 – 10 – 1945: Nhân dân Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập. 
- 1946 -1954: nhân dân Lào kháng chiến chống thực dân Pháp và kết thúc thắng lợi bằng hiệp định Giơ ne 
vơ. 
- 1954-1975: kháng chiến chống Mĩ. Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình, hòa hợp 
dân tộc ở Lào được kí kết. 
- 2-12-1975: nước CHDCND Lào được thành lập, mở ra kỉ nguyên xây dựng và phát triển của Lào. 
c. Campuchia (1945 – 1993) 
- Từ 10.1945-1954, nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp. Ngày 9.11.1953, Pháp kí 
Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. 
- Từ 1954 – 1970: Chính phủ Cam pu chia do Xihanuc lãnh đạo thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, 
không tham gia các khối liên minh quân sự. 
- Từ 1970 – 1975 Mĩ xâm lược Cam puchia. 17-4-1975: Phnompenh được giải phóng, cuộc kháng chiến 
chống Mĩ kết thúc thắng lợi. 
- 1975 – 1979: Chống tập đoàn Khơ me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện 
Việt Nam, 7-1-1979, Phnompenh được giải phóng, nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra đời. 
- Giai đoạn 1979 – 1993, diễn ra cuộc nội chiến kéo dài 10 năm, kết thúc với sự thất bại của Khơme đỏ. 
Tháng10 -1991, hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết. Sau cuộc Tổng tuyển cử 1993, Campuchia 
trở thành vương quốc độc lập. 
2. Quá trình

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2019_202.pdf