Đề cương ôn tập khảo sát môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020

PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Chủ đề 1: Quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến năm 2000.

  1. Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của 3 cường quốc.

Từ ngày 4-11/2/1945,Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ  cường quốc là X.talin (Liên Xô),Ph.Rudoven (Mĩ) và U.Socsin (Anh). Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

          + Nhanh chóng tiêu diệt CN phát xít Đức và CN quân phiệt Nhật

          + Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

          + Phân chia phạm vi ảnh hưởng của 3 cường quốc ở Châu Âu, Châu Á.

  • Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của 1 trật tự thế giới mới – Trật tự 2 cực Ianta.
  1. Sự thành lập Liên hợp quốc

Hội nghị quốc tế với sự tham gia đại diện 50 quốc gia tại Xanphranxixco (Mĩ) họp từ ngày 25/4 – 26/6/1945 đã thông qua bản hiến chương và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc,nêu rõ:

          + Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

          + Liên hợp quốc hoạt động theo nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các nước; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị giữa các nước; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa các nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc),..

=> Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới,  cũng như giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…

- Tháng 9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

          3. Sự hình thành hai hệ thống đối lập: TBCN và XHCN

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ba sự kiện quan trọng diễn ra sau đó đã dẫn tới sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau gay gắt: hệ thống TBCN và XHCN:

          + Nước Đức bị bại trận, bị các nước đồng minh chiếm đóng: Do sự bất đồng sâu sắc chủ yếu giữa Liên Xô và Mĩ, trên lãnh thổ nước Đức ra đời hai nhà nước – Cộng hòa Liên bang  Đức (9/1949) và Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949). Hai hà nước này theo hai chế độ chính trị, phát triển kinh tế khác nhau.

          + Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu (1944 – 1949) và sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (1/1949)…dẫn tới sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

          + Kế hoạch phục hưng Châu Âu(Kế hoạch Mác san) do Mĩ đề ra nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh và tăng cường ảnh hưởng, sự khống chế của mình đối với các nước này. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã được hình thành, do Mĩ đứng đầu.

doc 48 trang Khải Lâm 28/12/2023 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập khảo sát môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập khảo sát môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập khảo sát môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020
gày 25/4 – 26/6/1945 đã thông qua bản hiến chương và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc,nêu rõ:
	+ Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
	+ Liên hợp quốc hoạt động theo nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các nước; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị giữa các nước; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa các nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc),..
=> Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, cũng như giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
- Tháng 9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
	3. Sự hình thành hai hệ thống đối lập: TBCN và XHCN
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ba sự kiện quan trọng diễn ra sau đó đã dẫn tới sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau gay gắt: hệ thống TBCN và XHCN:
	+ Nước Đức bị bại trận, bị các nước đồng minh chiếm đóng: Do sự bất đồng sâu sắc chủ yếu giữa Liên Xô và Mĩ, trên lãnh thổ nước Đức ra đời hai nhà nước – Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) và Cộng hòa Dân chủ Đức (10/1949). Hai hà nước này theo hai chế độ chính trị, phát triển kinh tế khác nhau.
	+ Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu (1944 – 1949) và sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (1/1949)dẫn tới sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
	+ Kế hoạch phục hưng Châu Âu(Kế hoạch Mác san) do Mĩ đề ra nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh và tăng cường ảnh hưởng, sự khống chế của mình đối với các nước này. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã được hình thành, do Mĩ đứng đầu.
Chiến tranh lạnh
- Sau chiến tranh thế giới thư hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang tình trạng đối và chuyển sang tình trạng chiến tranh lạnh. Đó là sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc. Mĩ hết sức lo ngại trước thắng lợi...n ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
- 12/1989, tại bán đảo Manta ( Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo của Mĩ và Liên Xô là G. Buso và M. Gooc-ba-chốp đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
	5. Thế giới sau chiến tranh lạnh
	Với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi. Từ sau năm 1991, thế giới đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn và phát triển theo các xu thế chính;
- Một là: Trật tự thế giới mới đang được hình thành theo hướng “đa cực nhiều trung tâm” với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
- Hai là: Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược “ Lấy phát triển kinh tế là trung tâm”
- Ba là: Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “Đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng đó.
- Bốn là:Sau chiến tranh lạnh, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban Căng, Châu Phi, Trung Á
=> Xu thế chủ đạo ngày nay là: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mong ước của mọi quốc gia dân tộc.
Chủ đề 2: Liên Xô và các nước Đông Âu ( 1945 -1991)
Liên Xô
a, Liên Xô từ năm 1945 -1950
- Liên Xô phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh: khoảng 27tr người chết,gần 2000 thành phố bị phá hủy,
- Với tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kê hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1945 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Tới năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyen tử của Mĩ.
	b, Liên Xô từ năm 1950 đến giữa những năm 70
- Liên Xô trở thnahf cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ, đi tiên phong trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng và đã chiếm lĩnh đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
- Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo (1957)... Hunggari,n Nam Tư,. Tháng 10/1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập
- Từ năm 1945 – 1950, các nhà nước Dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng: Xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp,
- từ năm 1950 đến giữa những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghãi xã hội.
- Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, nền kinh tế của các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
	3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở Châu Âu.
	a, Về kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật.
- 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Liên Xô giữ vai trò chủ yếu trong tổ chức này.
	b, Về chính trị, quân sự.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vasava.
- Sau khi ra đời, Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã tạo thành đối trọng với khối quân sự NATO, lá chắn bảo vệ hòa bình, an ninh ở Châu Âu và thế giới, làm thất bại âm mưu gây chiến, lật đổ của các thế lực phản động.
Chủ đề 3: Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ-la-tinh (1945-2000)
I. Các nước Châu Á.
Trung Quốc.
a, sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân trung Hoa (10/1949)
- Sự thành lập: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa tập đoàn Tưởng Giới Thạch và Đảng cộng sản Trung Quốc (1946-1949). Cuối cùng Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại và chạy sang Đài Loan.
- Ngày 1/10/1949 tại quang trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố sự thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Ý nghĩa: 
	+ Với trong nước: Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, hơn 1000 năm của chế độ phong kiến; đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên xây dựng CNXH.
	+ Với thế giới: Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; CNXH được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
	b, Công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978
- Bối cảnh lịch sử:
	+ Cuộc khủng hoảng dầu m

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_khao_sat_mon_lich_su_9_nam_hoc_2019_2020.doc