Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Este-lipit

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN

 I - ESTE 

1.Khái niệm : Khi thay nhóm –OH của axit cacboxylic bằng nhóm –OR thì được este

2. Công thức :

- Este đơn chứa có: . Công thức chung là  RCOOR’ (R, R'  là gốc hiđrocacbon; R có thể là H)

                               . Công thức phân tử CxHyO2

- Este no, đơn chức, mạch hở có CTPT là  CnH2nO2  (n≥2)

- Este không no, có 1 lk đôi C= C, đơn chức, mạch hở có CTPT là  : CnH2n-2O2 (n 3)

- Số đồng phân este no, đon chức , mạch hở 2n-2

3. Danh pháp :

     Tên este = tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO tương ứng + thay đuôi “ic” thành “at”

4. Tính chất vật lí :

- Các este là chất rắn hoặc lỏng ở đk thường, ít tan trong nước, có nhiệt độ sôi thấp.

- Các este có mùi đặc trưng

5.Tính chất hóa học : Tính chất hóa học đặc trưng là tham gia phản ứng thủy phân.

a.  Trong môi trường axit : Là phản ứng thuận nghịch( đối với phản ứng tạo  axit)

RCOOR’ + HOH  RCOOH + R’OH

.Tính 

b. Trong môi trường bazơ : Là phản ứng 1 chiều

RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH

Lưu ý: 

- Este HCOOR có phản ứng tráng bạc.

- Este không no có phản ứng cộng khi tác dụng với H2 (xt: Ni, t0), dd Br2 và phản ứng trùng hợp..

-Este có dạng RCOOC6H5 tác dụng với dung dịch  NaOH dư tạo 2 muối.

6. Điều chế 

a. Từ axit và ancol tương ứng

                RCOOH + R’OHRCOOR’ + H2O

doc 10 trang letan 17/04/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Este-lipit", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Este-lipit

Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Este-lipit
có phản ứng tráng bạc.
- Este không no có phản ứng cộng khi tác dụng với H2 (xt: Ni, t0), dd Br2 và phản ứng trùng hợp..
-Este có dạng RCOOC6H5 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo 2 muối.
6. Điều chế 
a. Từ axit và ancol tương ứng
 RCOOH + R’OHRCOOR’ + H2O
b. Một số phương pháp riêng 
 II - CHẤT BÉO
1. Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol
Chất béo có công thức chung là:
CH2- OOCR R-COO-CH2
CH-OOCR’ hoặc R’–COO-CH (R,R',R'" là gốc hiđrocacbon của axit béo)
CH2-OOCR” R”- COO- CH2
Axit béo là các monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon ( Khoảng từ 12C đến 24C) không phân nhánh.
Một số axit béo hay gặp : CH3[CH2]14COOH axit pamitic
CH3[CH2]16COOH axit stearic
CH3[CH2]7 CH=CH [CH2]7COOH axit oleic
2 – Tính chất vật lí
- Trạng thái: Rắn( thường là triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no: Mỡ động vật);
 Thể lỏng(Thường là triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no: dầu thực vật)
 - Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
3 – Tính chất hóa học
a – Phản ứng thủy phân
* Trong môi trường axit
(R-COO)3C3H5+ 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
 * Trong môi trường kiềm( Phản ứng xà phòng hóa)
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
*mchất béo + mNaOH = mglixerol + mmuối(xà phòng)
* nglixerol == 3nNaOH 
b. Phản ứng hiđrô hóa 
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5 
Triolein( lỏng) Tristearat (rắn)
* Trong một số BT cần dựa vào độ bất bão hòa tính số liên kết π để biết tỉ lệ mol chất béo và H2
B- CÂU HỎI-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Mức độ 1: Biết
Câu 1: Công thức phân tử của este no, đơn chức mạch hở là
	A. CnH2nO2 	B. RCOOR’	C. CnH2n–2O2	C. CxHyO2
Câu 2: Este đơn chức mạch hở có CTCT là
	A. CnH2nO2 	B. RCOOR’	C. CnH2n–2O2	C. CxHyO2
Câu 3: Một số este có mùi thơm hoa quả, không độc. Cho biết etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi
	A. chuối chín và mùi táo.	B. táo và mùi hoa nhài.
	C. đào chín và mùi hoa nhài.	D. dứa và mùi chuối chín.
Câu 4... ancol là
A. CH3CH2OH. 	B. CH3COOH. 	 C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO.
Câu 12: Este tác dụng với NaOH dư không tạo ancol là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	 C. HCOOC6H5. 	D. HCOOCH3.
Câu 13: Este C4H8O2 tham gia được phản ứng tráng bạc, có công thức cấu tạo như sau 
 A.CH3COOC2H5.   	B. C2H5COOCH3.   
C. CH3COOCH=CH2.   	D.HCOOCH2CH2CH3.
Câu 14: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
	A. là chất lỏng dễ bay hơi.	B. có mùi thơm, an toàn với người.
	C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.	D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 15: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 16: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
	B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
	C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
	D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
.Câu 18: Trong bốn chất: ancol etylic, axit axetic, anđehit axetic, metyl fomat, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
	A. anđehit axetic.	B. metyl fomat.	C. axit axetic.	D. ancol etylic.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
 (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 20: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?
A. (C17H31COO)3C3H5.     	B. (C16H33COO)3C3H5. 
C. (C6H5COO)3C3H5.     	D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 21: Khi...uyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng
	A. Tách nước	B. Hidro hóa	C. Đề hidro hóa	D. Xà phòng hóa
Câu 28: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thủy phân thành
	A. axit béo và glixerol	.	B. axit cacboxylic và glixerol.
	C. CO2 và H2O.	D. NH3, CO2, H2O.
Câu 29: Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
	A. cộng hidro thành chất béo no.	B. oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
	C. thủy phân với nước trong không khí.	D. phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu.
Câu 30: Triolein không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
	A. H2 (xt Ni, đun nóng)	B. Dung dịch NaOH (đun nóng)
	C. H2O (H2SO4 loãng, đun nóng)	D. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
Mức độ 2: Hiểu
Câu 31: Số đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 32: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 33. Mệnh đề KHÔNG đúng là
	A.CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
	B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
	C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
	D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
.Câu 34: Số đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 8.	B. 6.	C. 4.	D. 2.
Câu 35: Este X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H8O2. Số đồng phân cấu tạo của X là
	A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 36: X là hợp chất đơn chức có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6O2 ,tác dụng được với dd NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X là
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 37: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7.
Câu 38: Este có công thức phân tử C3H6O2 có tạo bởi ancol etylic và axit X, thì X có tên gọi là
A. axit axetic   B. Axit propanoic   C. Axit propionic  D. Axit fomic 
Câu

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_este_lipit.doc