Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, môi trường

PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN 

I. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

* Vấn đề năng lượng và nhiên liệu:

a. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế 

Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng.

- Nhiên liệu khi đốt cháy sinh ra năng lượng.

- Năng lượng và nhiên liệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế.

b. Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu.

- Khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phát triển năng lượng hạt nhân.

- Phát triển thuỷ năng.

- Sử dụng năng lượng mặt trời.

- Sử dụng năng lượng với hiệu quả cao hơn.

c. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?

- Nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường.

- Nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hoá, sử dụng nhiên liệu, quy trình tiết kiệm nhiên liệu.

- Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng.

- Hoá học đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra nhiên liệu hạt nhân.

II. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Hoá học và vấn đề lương thực, thực phẩm 

a.Vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người:

Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng chứa nhiều loại chất hữu cơ như cacbonhiđrat, protein, chất béo, vitamin, nước, các khoáng chất, chất vi lượng. Để đảm bảo sự sống thì lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày có ý nghĩa quyết định.

b. Những vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm: 

Để giải quyết vấn đê này thế giới đã có nhiều giải pháp như (cuộc cách mạng xanh) phát triển công nghệ sinh học 

doc 7 trang letan 17/04/2023 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, môi trường

Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, môi trường
ọc đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra nhiên liệu hạt nhân.
II. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Hoá học và vấn đề lương thực, thực phẩm 
a.Vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người:
Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng chứa nhiều loại chất hữu cơ như cacbonhiđrat, protein, chất béo, vitamin, nước, các khoáng chất, chất vi lượng. Để đảm bảo sự sống thì lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày có ý nghĩa quyết định.
b. Những vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm: 
Để giải quyết vấn đê này thế giới đã có nhiều giải pháp như (cuộc cách mạng xanh) phát triển công nghệ sinh học 
c. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm:
Hoá học có những hướng hoạt động chính sau: 
- Nghiên cứu và SX các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật và động vật. 
- Nghiên cứu và SX những hoá chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực thực phẩm sau thu hoạch. 
- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hoá học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm. 
- Hướng dẫn mọi người sử dụng đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. 
2. Hoá học và vấn đề may mặc:
- Nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng và ngày càng phát triển 
- Nâng cao chất lượng sản lượng các loại tơ hoá học, tơ tổng hợp chế tạo nhiều loại tơ có tính năng đặc biệt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chế tạo nhiều loại thuốc nhuộm chất phụ gia làm cho màu sắc các loại tơ vải thêm rực rỡ, tính năng thêm đa dạng. 
3. Hoá học với việc bảo vệ sức khoẻ con người 
a. Dược phẩm: nguồn gốc dược phẩm có hai loại 
- Dược phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật. 
- Dược phẩm có nguồn gốc từ những hợp chất hoá học do con người tổng hợp nên. 
Dược phẩm bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, vacxin vitamin thuốc giảm đau.
b. Một số chất gây nghiện chất ma tuý phòng chống ma tuý.
*Một số chất gây nghiện chất ma tuý
- Các chất kích thích: VD: Cocain trong cây coca
- Các chấ...hực vật. 
b. Ô nhiễm môi trường nước:
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
+Tự nhiên: do mưa bão, tuyết tan, lũ lụt.
+ Nhân tạo: do nước thải công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón thuốc trừ sâu 
* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước: gồm các ion của kim loại nặng, các anion NO3-, PO43-, SO42-. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học.
* Tác hại của ô nhiễm môi trường nước: Gây tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người.
c. Ô nhiễm môi trường đất:
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:do tự nhiên và do con người 
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất 
- Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất.
2. Hoá học với vấn đề phòng chống môi trường
a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm.
- Quan sát có thể nhận biết môi trường nước không khí bị ô nhiễm qua mùi màu sắc 
- Xác định bằng các thuốc thử pH của môi trường nước, đất.
- Xác định ô nhiễm bằng các dụng cụ đo 
b. Vai trò của hoá học trong việc sử lý chất gây ô nhiễm: Hoá học góp phần lớn trong việc sử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường.
PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
B1. CẤP ĐỘ BIẾT 
Câu 1: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là:
A. Củi, gỗ, than cốc.	B. Than đá, xăng, dầu.
C. Xăng, dầu.	D. Khí thiên nhiên.
Câu 2: Nhiên liệu được coi là sạch, đang được nghiên cứu sử dụng thay một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường là
A. Khí hiđro.	B. Than đá.	C. Xăng, dầu.	D. Khí butan (gas).
Câu 3: Người ta sản xuất khí metan dùng làm nhiên liệu chủ yếu bằng phương pháp
A. Thu khí metan từ khí bùn ao.
B. Lên men ngũ cốc.
C. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 4: Dãy các loại thuốc gây nghiện cho con người là:
A. Penixilin, amoxilin.	B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seduxen, moocphin.	D. Thuốc cảm pamin, paradol.
Câu 5: Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do kh...là an toàn khi ta bảo quản chúng trong
A. fomon, nước đá.	B. Phân đạm, nước đá.
C. Nước đá, nước đá khô.	D. fomon, nước đá khô.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl. 
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi. 
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm ?
A. Nước ruộng lúa chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắtquá mức cho phép.
Câu 14: Người hút thuốc lá thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là?
A. Becberin	B. Mocphin	C. Nicotin	 D. Axit nicotinie
Câu 15. Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?
            A. Na2O2 rắn.                                                  B. NaOH rắn.
            C. KClO3 rắn.                                                 D. Than hoạt tính.
Câu 16. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng trong mục đích hoà bình, đó là:
            A. Năng lượng mặt trời.                                 B. Năng lượng thuỷ điện.
            C. Năng lượng gió.                                         D. Năng lượng hạt nhân.
Câu 17:Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? 
A. NaCl. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. KOH. 
Bài 18. Người bị cảm thường sinh ra những hợp chất sunfua (hữu 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_hoa_hoc_va_van.doc