Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

1. Môi trường sống

- KN: Môi trường sống là tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

2. Nhân tố sinh thái

KN: Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

Các loại nhân tố sinh thái:

+ Nhân tố vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

+ Nhân tố hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là mối quan hệ giữa một sinh vật( hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật ( hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.

II. giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

1. Giới hạn sinh thái

- KN: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.

- Trong giới hạn sinh thái có:

+ Khoảng thuận lợi: Là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu: Là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

+ Điểm cực thuận: Là điểm mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

+ Giới hạn trên: Là điểm tối đa về nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại được.

+ Giới hạn dưới: Là điểm tối thiểu về nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại được.

- VD: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam( xem SGK tr 151)

2. Ổ sinh thái

- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

- VD: Ổ sinh thái của chim Sáo.

 

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

(HS sau khi tự học làm các câu trắc nghiệm ra giấy và nộp lại cho GV)

1. Khi nói về môi trường điều nào sau đây sai?

A. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật.

B. Có tất cả 3 loại môi trường: môi trường đất, nước và sinh vật.

C. Môi trường có ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

D. Môi trường là nơi sinh sống của các sinh vật.

2. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 

A. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

3. Khi nói về nhân tố hữu sinh điều nào sau đây là sai?

A. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

C. Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác.

D. Là mối quan hệ giữa sinh vật này với nhóm sinh vật khác.

4. Trong các nhóm nhân tố sau nhóm nào là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh?

docx 6 trang letan 20/04/2023 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
ân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi: Là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: Là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
+ Điểm cực thuận: Là điểm mà tại đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
+ Giới hạn trên: Là điểm tối đa về nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại được.
+ Giới hạn dưới: Là điểm tối thiểu về nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại được.
- VD: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam( xem SGK tr 151)
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- VD: Ổ sinh thái của chim Sáo.
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
(HS sau khi tự học làm các câu trắc nghiệm ra giấy và nộp lại cho GV)
1. Khi nói về môi trường điều nào sau đây sai?
A. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật.
B. Có tất cả 3 loại môi trường: môi trường đất, nước và sinh vật.
C. Môi trường có ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
D. Môi trường là nơi sinh sống của các sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 
A. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
3. Khi nói về nhân tố hữu sinh điều nào sau đây là sai?
A. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác.
D. Là mối quan hệ giữa sinh vật này với nhóm sinh vật khác.
...t khoáng, đất đai. D. nước, không khí, độ ẩm.
8. Giới hạn sinh thái là 
A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống, tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. khoảng xác định của nhân tố sinh thái,ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn ít nhất.
C. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 
9. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái mà
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. 
B. ở đó sinh vật thích ứng được với môi trường.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
10. Khoảng giới hạn sinh thái về yếu tố nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt nam là
A. 20C- 420C. B. 100C- 420C. C. 50C- 400C. D. 5,60C- 420C.
( Phần nâng cao)
11. Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó
 A. nhân tố nhiệt độ của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
 B. nhân tố ánh sáng của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
C. có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển tốt nhất của loài.
 D. có tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
12. Đặc điểm nào sau đây không phải của cây ưa sáng ? 
A. Thân cao, thẳng. B. Phiến lá dày. C. Lá nằm ngang. D. Mô giậu phát triển.
13. Đặc điểm nào sau đây không phải của cây ưa bóng ? 
A. Phiến lá mỏng. B. Ít hoặc không có mô giậu. C. Lá nằm ngang. D. Mô giậu phát triển.
* Cho các cây sau đây (dùng cho câu 14 và 15)
I. Phi lao. II. Vạn niên thanh. III. Xà cừ.
IV. Thông. V. Lá lốt. VI. Ráy.
14. Những cây ưa sáng là
A. I, III, V. B. III, IV, V. C. I, III, IV. D. II, III, VI.
15. Những cây ưa bóng là
A. I, III, IV. B. IV, V, VI. C. I, II, III. D. II, V, VI.
16. Những sinh vật nào sau đây là sinh vật hằng nhiệt?
A. Vi khuẩn, lạc đà, đà điểu, sóc. B. Thằn lằn, thỏ, chó sói, ... trình hình thành quần thể
1. Quần thể sinh vật
- KN: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- VD: Quần thể cây thông.
2. Quá trình hình thành quần thể
- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.
- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
- Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ
- Ví dụ:
+ VD1: Các cây thông nhựa liền rễ nhau -> Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn.
+ VD2: Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn -> Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.
- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể( hiệu quả nhóm).
2. Quan hệ cạnh tranh
-Ví dụ: Khi thiếu thức ăn các con chó sói tranh giành nhau thịt con mồi săn được.
- Nguyên nhân: Do mật độ cao nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể dẫn tới các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; các con đực tranh giành con cái.
- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và phân bố của cá cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
 NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
( HS làm câu trắc nghiệm ra giấy kiểm tra và nộp lại cho giáo viên)
1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần thể sinh vật?
A. Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
B. Cùng sống trong một khoảng không gian xác định, thời gian nhất định.
C. Là tập hợp các cá thể khác loài.
D. Các cá thể 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_bai_35_moi_truong_song_v.docx