Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.

Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.

         (Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013,  5/9/2013)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.

Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng điệp đó?

   II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 đim)

Viết đoạn văn ngắn (200 từ) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 đim)

      “Con sóng dưới lòng sâu 

                              Con sóng trên mặt nước 

                              Ôi con sóng nhớ bờ

                              Ngày đêm không ngủ được 

                              Lòng em nhớ đến anh 

                             Cả trong mơ còn thức 

 

                              Dẫu xuôi về phương bắc, 

                              Dẫu ngược về phương nam 

                              Nơi nào em cũng nghĩ, 

                              Hướng về anh - một phương 

 

Ở ngoài kia đại dương 

                        Trăm ngàn con sóng đó 

                        Con nào chẳng tới bờ 

                        Dù muôn vời cách trở”

                              ( Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập I, tr 155-156, NXBGD 2008

   Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)

doc 5 trang letan 19/04/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)
 mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng điệp đó?
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (200 từ) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
 “Con sóng dưới lòng sâu 
 Con sóng trên mặt nước 
 Ôi con sóng nhớ bờ
 Ngày đêm không ngủ được 
 Lòng em nhớ đến anh 
 Cả trong mơ còn thức 
 Dẫu xuôi về phương bắc, 
 Dẫu ngược về phương nam 
 Nơi nào em cũng nghĩ, 
 Hướng về anh - một phương 
Ở ngoài kia đại dương 
 Trăm ngàn con sóng đó 
 Con nào chẳng tới bờ 
 Dù muôn vời cách trở”
	( Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập I, tr 155-156, NXBGD 2008) 
	Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
 Áo em trắng quá, nhìn không ra.
 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
 Ai biết tình ai có đậm đà?”
 để bình luận quan niệm về tình yêu của mỗi nhà thơ .
-----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
0.5
2
 Những từ ngữ nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương: nói chuyện, trao đổi, tâm sự, quan tâm
0.5
3
-Biện pháp tu từ: hoán dụ (đắm mình)
-Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa tâm sự chân thành để cảnh báo tác hại của sống ảo đối với con cái của các vị phụ huynh.
1.0
4
Học sinh có thể trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao. Sau đây là vài gợi ý:
- Hãy sống thật, không nên sống ảo
 - Cha mẹ phải yêu thương, quan tâm đến con cái nhiều hơn.
 -T...ẻ cần sống thật với cuộc đời, đam mê học tập , sáng tạo; biết đấu tranh với chính mình để không sa ngã, chìm đắm vào thế giới ảo.
+ Nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ. Các tổ chức trong nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để học sinh nâng cao bản lĩnh trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ những cám dỗ. 
+ Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn, bởi hiện nay chúng ta chưa có những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ . Từ đó, liên hệ đoạn cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ để bình luận quan niệm về tình yêu của các nhà thơ .
5.0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khaí quát được vấn đề. 
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
 Cảm nhận đoạn thơ và liên hệ để bình luận quan niệm về tình yêu.
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: (0.5)
– Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ, đó là nỗi suy tư về tình yêu của người phụ nữ; quan niệm về tình yêu của 2 nhà thơ Xuân Quỳnh và Hàn Mặc Tử
3.2.Thân bài : (3.0)
a.Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25đ
(về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, vị trí đoạn thơ) 
b. Cảm nhận đoạn thơ: 1.75đ
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về nội dung: Đoạn trích gồm ba khổ thơ, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thông qua hình tượng Sóng.
+ Khổ thơ 1: Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng trong tình yêu:
 ++ 4 dòng đầu là nỗi nhớ của sóng: ..., thuỷ chung.
-Về nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng hiệu quả thể thơ ngũ ngôn truyền thống, âm điệu sâu lắng, dạt dào; biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,Thể thơ đó được nhà thơ sử dụng rất thích hợp với việc diễn tả nhịp điệu của sóng. Cùng với hình tượng sóng, đoạn thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. 
c. Liên hệ đoạn cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử) để bình luận quan niệm về tình yêu của mỗi nhà thơ (1.0)
- Về tình yêu trong đoạn cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
* Hàn Mặc Tử rơi vào thế giới ảo mộng:
+ Hình ảnh “khách đường xa” có thể là người đang sống ở thôn Vĩ, cũng có thể chính Hàn đang tưởng tượng mình là khách về chơi thôn Vĩ. Nhưng dù hiểu thế nào thì điệp ngữ “khách đường xa” cũng khơi gợi nên khoảng cách xa xôi, mờ mịt giữa người và người.
+ Hình ảnh “áo em trắng quá” là hình ảnh đậm nét nhất, rực rỡ nhất, tinh khiết nhất nhưng cũng gây tuyệt vọng nhất.
+ Cụm từ “nhìn không ra” là một cách cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ (giống như cách viết “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”).
– Không gian thực hóa hư ảo bởi trí tưởng tượng của thi nhân. Nhén lên trong lòng thi nhân một thứ tình cảm rất khó xác định, khó nắm bắt: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà ?”. Cảnh vật và con người chìm sâu vào không gian hư ảo, ma mị như đang ở một thế giới rất khác cõi chết. Ranh giới giữa sống và chết, giữa thực và hư quá đỗi mong manh. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.
* Một tình yêu tuyệt vọng của thi nhân.
+Ẩn chứa sâu trong khung cảnh “sương khói” mờ ảo ấy là sự bất lực, nỗi tuyệt vọng của thi nhân.
+ Cảnh vật từ khổ một đến khổ ba biến đổi rõ rệt: từ tươi sáng, tràn đầy sức sống đến hiu hắt, đượm buồn với cảnh sông nước rồi hư ảo mờ nhòe ở khổ thơ cuối cùng. Tâm trạng thi nhân cũng thay đổi theo cảnh: từ hi vọng đến dự

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_3_co_dap_an.doc