Đề minh họa kì thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn (Có đáp án)

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ)

      Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến 4

                   “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

                   Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

                                                     Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

                                                      Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

                         Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

                                                   Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

                   Như gió nước không thể nào nắm bắt

                    Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                                                                     (Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0.5đ)

Câu 2. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0,5đ)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: (1,0đ)

                                                       Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

                                                        Óng tre ngà và mềm mại như tơ”.

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.(1,0đ)

II. Làm văn: (7,0đ)

 Câu 1: (2,0đ)

        Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)  bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ ngày nay.

doc 8 trang letan 18/04/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kì thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề minh họa kì thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đề minh họa kì thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn (Có đáp án)
lệ:
02
1,0
10%
01
1,0
1,0%
01
1,0
10%
4
3,0
30%
II. Phần làm văn:
Câu 1
-Nhận diện được dạng đề nghị luận xã hội: một đoạn văn về nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Biết vận dụng các tri thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ ).
 Biết giải quyết các tình huống đặt ra trong bài; rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
- Biết viết văn giàu hình ảnh, sáng tạo trong dùng từ đặt câu; lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng; kết cấu cân đối ;
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
5%
5%
5%
5%
1
2,0
20 %
II. Phần làm văn:
Câu 2
-Nhận diện được dạng đề so sánh văn học.
- Biết vận dụng các tri thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận so sánh văn học.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận;
-Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp , diễn đạt.
- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận như : phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh... 
-Đảm bảo bố cục của một bài văn.
 - Phân tích được vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” và nghệ sĩ Lor – ca trong “Đàn ghi ta của Lor – ca”; biết so sánh đối chiếu, soi rọi để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai nghệ sĩ; biết viết văn giàu hình ảnh, sáng tạo trong dùng từ đặt câu; lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng; kết cấu cân đối .
5. Xây dựng đề kiểm tra: 
ĐỀ MINH HỌA MÔN VĂN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi : Ngữ văn
 Thời gian : 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến 4
 “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
 Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ
 Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
 Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
 Như gió nước không thể nào nắm bắt
 Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
 (Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0.5đ)
Câu 2. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0,5đ)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện phá...hơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân. (0,5đ)
Câu 4: Khẳng định vẻ đẹp, sức sống của tiếng Việt. Đồng thời thể hiện niềm tự hào và tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt(1,0đ)
II. PHẦN LÀM VĂN:
 Câu 1: (2,0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội: Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp , diễn đạt.
- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận như : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ... 
-Đảm bảo kết cấu cân đối các phần, bố cục chặt chẽ;
-Đảm bảo dung lượng của bài viết;
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức: HS trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau:
Tiêu chí
Bố cục, ý chính
Nội dung
Điểm
-Cấu trúc nghị luận: 
-Đảm bảo kết cấu cân đối các phần, bố cục chặt chẽ;
-Đảm bảo dung lượng của bài viết (200 chữ , khoảng 15-18 dòng)
0,25đ
-Nêu được luận điểm :
-Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ ngày nay.
0,25đ
-Nội dung bài viết:
1,0đ
- Giải thích 
- Giải thích sơ lược thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt
0,25đ
- Phân tích, bàn luận: (dùng lí lẽ + dẫn chứng) 
* Có nhiều hướng khai thác, tuy nhiên cần đảm bảo hai hướng sau:
- Giới trẻ ngày nay cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Phê phán một số bộ phận giới trẻ ngày nay chưa biết yêu quý, tự hào, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
0,5đ
- Khẳng định vấn đề; Bài học nhận thức và hành động
- Chốt lại vấn đề.
-Bài học bản thân: Biết yêu quý, tự hào và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
0,25đ
-Diễn đạt tốt 
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp , diễn đạt.
0,25đ
-Sáng tạo 
- Biết cách vận dụng các thao tác lập luận như : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ... 
-Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, sáng rõ.
0,25đ
Câu 2: 
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết cách viết một bài ... Hành động xây dựng Cửu Trùng Đài của nhân vật.
+ Lời đánh giá của Đan Thiềm: người tài ngàn năm chưa dễ có một -> Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài năng và là một nghệ sĩ xuất chúng.
 - Về bi kịch nghệ sĩ:
+ Xây dựng Cửu TRùng Đài -> Khát vọng nghệ thuật cao đẹp mang đậm tinh thần dân tộc của Vũ Như Tô.
+ Binh lính, thợ thuyền nổi dậy phá Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô-> Hành động vì quyền lợi thiết thân.
=> Lí tưởng cao siêu của họ Vũ gặp lực cản của xã hội, gây mâu thuẫn với đời sống, dân chúng không hiểu mục đích xây dựng của Vũ Như Tô chỉ thấy nó gây ra nỗi thống khổ của mình nên nổi dậy phá Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô.
 * Nghệ thuật tổ chức hành động kịch khá chặt chẽ, các lớp kịch ngắn, tiết tấu nhanh, các xung đột kịch phát triển lên đến cao trào càng làm rõ bi kịch của Vũ Như Tô.
2. Phân tích vẻ đẹp tài hoa và bi kịch của nghệ sĩ Lor – ca.
 a. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
 b. Phân tích:
- Vẻ đẹp tài hoa:
 không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang
-> Sự bất tử của tiếng đàn ghi ta, của nghệ thuật-> Lor – ca là người nghệ sĩ tài năng.
- Về bi kịch:
 tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
 tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi ta ròng ròng
 máu chảy
-> Cái chết oan khuất của Lor – ca-> Bi kịch của Lor – ca chính là tài năng dang dở, lí tưởng chiến đấu vì tự do dân chủ chưa có kết quả.
* Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, ngôn từ đa nghĩa, hình ảnh siêu thực, tượng trưng nên có nhiều cách hiểu, mở rộng hướng tiếp nhận cho người đọc.
3. So sánh:
a. Điểm tương đồng là hai nghệ sĩ đều tài năng xuất chúng, đem nghệ thuật phục vụ đời sống, mang đậm tinh thần yêu nước nhưng sinh bất phùng thời nên chết oan khuất.
b. Điểm khác biệt.
- Tài năng của Vũ Như Tô chưa có điều kiện thực thi. Bi kịch nghệ sĩ là do bệnh ảo tưởng sai lầm, do trình độ dân trí và năng lực kinh tế xã hội; bên cạnh còn là bi kịch phổ biến của thiên tài.
- Tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng còn phân vân, vừa thầm trách nghệ thuật xa rời

File đính kèm:

  • docde_minh_hoa_ki_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_co_dap.doc