Đề thi chọn HSG Lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. Câu 1 (8,0 điểm): 

 Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:                    

                                                  XA XỨ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.

Thư đầu viết: "Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
          Cuối năm viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
          Mùa đông sau viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội…Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…"    

2- Câu 2 (12,0 điểm):

Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có tri thức (…). Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2014)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

doc 6 trang Khải Lâm 28/12/2023 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG Lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HSG Lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG Lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
ch Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2014)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
---------------------Hết-----------------------
Họ và tên thí sinh:.SBD:.
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐOAN HÙNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2017 – 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
 (Gồm có 05 trang)
 1 - Câu 1 (8,0 điểm):
A. Yêu cầu về kĩ năng
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề.
- Biết mở rộng liên hệ để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ, hợp lí.
B. Yêu cầu về nội dung cơ bản
1. Giải thích ý nghĩa của mẩu chuyện
- Mẩu chuyện là lời kể về cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài. Thời gian đầu, người sinh viên thích thú, say mê trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi xứ lạ. Một năm sau, khi những thứ mới lạ, hấp dẫn đã trở nên quen thuộc, bình thường, người sinh viên lại thấy “thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội”, thấy nhớ một bóng dáng người thân.
- Mẩu chuyện rất nhỏ nhưng để lại nhiều suy ngẫm về lẽ sống. Phải chăng, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Song, quê hương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người. 
2. Bình luận 
* Trong cuộc đời, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.
- Đó là nhu cầu chính đáng, là giấc mơ đẹp của con người.
- N...ong đời mỗi người làm thành hành trang để mỗi người vững bước trên con đường đời.
- Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội giúp con người vững an mỗi khi vấp ngã, vợi bớt nỗi cô lẻ trước những nỗi buồn; giúp con người giữ được ngọn lửa ấm áp tin yêu trước sự hờ hững, đố kị, ghen ghét của thói đời.
- Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội là đạo lý sống muôn thuở của loài người; là tình cảm thiêng liêng, nhân bản nhất của con người, là thước đo giá trị nhân cách của con người.
- Đánh mất quê hương, cội nguồn con người tự đánh mất, tự hủy hoại chính mình.
 (Lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh)
* Phê phán 
- Những ai vì quá say những chân trời mới mà lãng quên nguồn cội, quê hương, quên những gì thân thuộc nhất của cuộc đời mình 
- Ngược lại, cũng cần phê phán những ai, quá đề cao quê hương đất nước mà giam hãm tâm hồn mình, xem nhẹ, phủ nhận những thành tựu, cái hay, cái đẹp của nhân loại.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Biết nuôi dưỡng cho mình khát khao và nỗ lực học tập, rèn luyện để hành động nhằm đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Sức khỏe, tri thức, tình cảm và ý chí là những phương tiện giúp ta thực hiện những điều trên.
- Luôn hướng về quê hương cội nguồn, sống hết mình với quê hương, làm cho quê hương trở thành tổ ấm trong cuộc đời mình.
 ( HS có thể có những suy nghĩ khác miễn là lập luận hợp lí, có cơ sở thuyết phục)
	C. Cách cho điểm
- Điểm 7- 8: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên, bài viết thể hiện suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc, lập luận chặt chẽ thuyết phục.
	- Điểm 5- 6: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên. Viết bài hoàn chỉnh, đúng kiểu bài, suy nghĩ đúng đắn, biết lập luận, song còn mắc một vài lỗi nhỏ
	- Điểm 3- 4: Hiểu vấn đề nghị luận, viết đúng kiểu bài nhưng nội dung chưa đầy đủ, chưa sâu, lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, chưa xác định rõ yêu cầu bài, hoặc suy nghĩ thiếu cơ sở thuyết phục
- Điểm 0 – dưới 1: không làm bài hoặc viết không đúng yêu cầu của đề.
2 - Câu 2 (...- Thơ hay là thơ ngay từ lần đầu tiên đọc đã ám ảnh độc giả , nó khiến người đọc phải trăn trở suy tư, càng đọc càng khám phá ra nhiều điều hấp dẫn. Đó là một bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Nó có khả năng lay động rung cảm sâu thẳm trong trái tim người đọc, khơi gợi những tình cảm cao đẹp và để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
	- Nhận định trên đề cập đến cách đọc, tiếp nhận và cảm thụ thơ. Khi người đọc đọc thơ bằng tất cả tâm hồn, trí tuệ bài thơ sẽ tỏa sáng, làm rung lên những cung bậc tình cảm trong lòng người đọc.
	- Phải yêu thơ và am hiểu thơ mới có khả năng đọc, tiếp nhận, cảm thụ thơ một cách sâu sắc và toàn diện.
	3. Cảm nhận về cái hay trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
	* Vài nét về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
	- Miền Bắc mới hòa bình, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân thực sự được làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước.
	- Sáng tác năm 1958 khi tác giả đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh, tận mắt chứng kiến niềm vui của người dân lao động và chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả quê hương.
	* Bài thơ hay, độc đáo trong nội dung cảm xúc
	- Vẻ đẹp của thiên nhiên:
	+ Cảnh hoàng hôn trên biển tràn đầy màu sắc rực rỡ, kỳ vĩ, huy hoàng (Dẫn chứng- phân tích)
	+ Cảnh biển đêm đẹp lung linh huyền ảo, thơ mộng, đặc biệt là hình ảnh các loài cá làm toát lên vẻ đẹp giàu có, trù phú của biển cả quê hương. (Dẫn chứng – phân tích)
	+ Cảnh bình minh khi đoàn thuyền trở về tươi sáng, tinh khôi, tràn đầy sức sống. (Dẫn chứng – phân tích)
	-> Bức tranh thiên nhiên, biển cả quê hương thể hiện tình yêu, niềm tự hào sâu sắc của tác giả về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, của sự nghiệp cách mạng.
- Vẻ đẹp của con người: Cảm hứng về lao động và cảm hứng lãng mạn cách mạng làm nên hình ảnh người lao động nổi bật trên nền của thiên nhiên biển cả quê hương tươi đẹp, hùng vĩ:
+ Vẻ đẹp con người khi ra khơi: Con người hào hứng, phấn khởi, hăng say và tràn đầy 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_9_cap_huyen_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_201.doc