Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 2 (Có đáp án)

Câu I ( 5 điểm )

 

Yêu cầu học sinh nắm vững một số kiến thức đã học về tác gia Xuân Diệu ở chương trình Văn học 11, tập một.

Nắm vững nội dung phân tích các bài thơ nêu trên.

Nắm vững cái mới trong giá trị nghệ thuật của quá trình sáng tác của tác giả nói chung và các bài thơ cần phân tích nói riêng.

Hình thức trình bày phải rõ ràng, trong sáng, mạch lạc

Phạm vi tư liệu phải phù hợp và phong phú.

 

Học sinh có thể triển khai một số ý chính sau:

* Nêu khái quát những nét chung về giá trị nghệ thuật của thơ Xuân Diệu (1 đ)

- Xuân Diệu rất tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, ông đã quan sát, khám phá, ghi nhận nhiều điều trong cuộc sống, và những bài thơ của ông đã chuyển tải được những nội dung đó.

- Xuân Diệu kế thừa được rất nhiều truyền thống thơ ca dân tộc và dân gian

- Chất trữ tình và ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu mang một cốt lõi vững chắc và những màu vẻ dân tộc, dân gian đặc sắc.

- Cảm hứng dân tộc, dân gian thể hiện rất rõ ở nhiều mặt: cảm hứng về thiên nhiên: mùa xuân, trăng, hoa, mây, nước, chim..., cảm hứng về tình yêu trinh bạch chung thủy....

- Văn chương dân tộc, dân gian đã cung cấp cho Xuân Diệu khá nhiều đề tài, thi tứ ở thơ ông như: Nguyệt cầm, Nhị hồ, Lời kĩ nữ, Viễn khách...

- Thơ Xuân Diệu phần lớn là những câu thơ bảy chữ, năm chữ, sáu tám, luật bằng trắc rất chỉnh, cả những bài thơ tự do, âm điệu cũng êm ái, dễ đọc, dễ thuộc.

- Kết luận: Xuân Diệu kết hợp truyền thống và hiện đại để sáng tạo 

doc 6 trang Khải Lâm 26/12/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 2 (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 2 (Có đáp án)
 phải rõ ràng, trong sáng, mạch lạc
Phạm vi tư liệu phải phù hợp và phong phú.
Học sinh có thể triển khai một số ý chính sau:
* Nêu khái quát những nét chung về giá trị nghệ thuật của thơ Xuân Diệu (1 đ)
- Xuân Diệu rất tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, ông đã quan sát, khám phá, ghi nhận nhiều điều trong cuộc sống, và những bài thơ của ông đã chuyển tải được những nội dung đó.
- Xuân Diệu kế thừa được rất nhiều truyền thống thơ ca dân tộc và dân gian
- Chất trữ tình và ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu mang một cốt lõi vững chắc và những màu vẻ dân tộc, dân gian đặc sắc.
- Cảm hứng dân tộc, dân gian thể hiện rất rõ ở nhiều mặt: cảm hứng về thiên nhiên: mùa xuân, trăng, hoa, mây, nước, chim..., cảm hứng về tình yêu trinh bạch chung thủy....
- Văn chương dân tộc, dân gian đã cung cấp cho Xuân Diệu khá nhiều đề tài, thi tứ ở thơ ông như: Nguyệt cầm, Nhị hồ, Lời kĩ nữ, Viễn khách...
- Thơ Xuân Diệu phần lớn là những câu thơ bảy chữ, năm chữ, sáu tám, luật bằng trắc rất chỉnh, cả những bài thơ tự do, âm điệu cũng êm ái, dễ đọc, dễ thuộc.
- Kết luận: Xuân Diệu kết hợp truyền thống và hiện đại để sáng tạo 
* Phân tích cái mới trong nghệ thuật thơ Xuân Diệu qua các bài thơ cụ thể (4 đ)
- Thơ duyên: (1,5 đ)
+ Nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung ngắn gọn của bài thơ.
+ Nhan đề: Thơ duyên chứ không phải là thơ tình, cuộc gặp gỡ không ngờ không hẹn mà thành ra tình yêu, và vì thế mối tình thành ra thú vị.
+ Thơ duyên cũng có nghĩa thơ để làm duyên, để bắc cầu đến tình yêu.
+ Các từ ngữ được sử dụng trong bài cũng có nhiều cái mới như: chiều mộng, hòa thơ, nhánh duyên, cặp chim chuyền...
+ Hình tượng sóng đôi trong thơ: Ta, bạn, anh, em, những từ ngữ nói về sự hòa hợp: cặp, cưới...những từ láy cũng chỉ sự sóng đôi hòa hợp: ríu rít, nho nhỏ, xiêu xiêu, lá lá, gấp gấp,...
Đây mùa thu tới: (1 đ)
+ Tuy là bài thơ buồn và đề tài mùa thu đã được các nhà thơ trước đó và cùng thời đề cập đến nhiều song Xuân Diệu cũng có những nét riêng.
+ Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ: sắc ...ng nghệ thuật, Xuân Diệu mới thể hiện được hết những cảm xúc suy nghĩ của mình về tình yêu, thiên nhiên, con người và mối quan hệ giữa con người với tình yêu thiên nhiên.
Câu II ( 5 điểm )
Yêu cầu học sinh nắm vững một số kiến thức đã học về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở chương trình Văn học 12, tập một.
Nắm vững nội dung tập thơ Nhật kí trong tù nhất là hai bài thơ Chiều tối ( Mộ ) và Giải đi sớm ( Tảo giải) .
Phương án làm bài tối ưu: thông qua việc phân tích hai bài thơ nêu trên, làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả. Cần xuất phát từ việc phân tích các bài thơ chứ không phải từ những ý niệm có sẵn về Hồ Chí Minh.
Những luận điểm khái quát về vẻ đẹp tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh có thể trình bày tách ra thành một phần ở cuối bài viết, cũng có thể " phân bố" đều trong từng đoạn phân tích cụ thể đối với hai bài thơ.
Hình thức trình bày phải rõ ràng, trong sáng, mạch lạc
Phạm vi tư liệu phải phù hợp và phong phú.
Học sinh có thể triển khai một số ý chính sau:
	Ý 1: ( 0,5 điểm ): Giới thiệu chung về tác giả Hồ Chí Minh , tác phẩm Nhật kí trong tù và hai bài thơ.
	a. ( 0,25 điểm ): Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là tác gia văn học lớn. Sự nghiệp sáng tác của Bác phong phú , đa dạng gồm ba bộ phận chính, trong đó thơ ca chiếm một vị trí nổi bật. Nhật kí trong tù ( Ngục trung nhật kí ) là tác phẩm thơ tiêu biểu, được viết trong khoảng thời gian từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 , tức là thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây ( Trung Quốc).
	b. ( 0,25 điểm ): Chiều tối và Giải đi sớm là hai bài thơ rất có giá trị của tập Nhật kí trong tù, vừa gợi được cảnh sống gian truân của Bác trong những ngày bị giam cầm vừa mang tính chất tự biểu hiện sâu sắc . Qua hai bài thơ, ta có thể nhận ra những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh.
	Ý 2: ( 1,5 điểm ): Những điểm cần phân tích ở bài thơ Chiều tối
	a. ( 0,5 điểm): Dù lâm vào cảnh bị đày đoạ, Bác vẫn thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và thái độ đồng...h nào Bác cũng hướng tới phần tươi sáng của cuộc đời.
	Ý 3: ( 2điểm ) Những điểm cần phân tích ở bài Giải đi sớm
	a. ( 0,75 điểm) : Giải đi sớm I cho thấy những gian truân của chuyến đi đày, thể hiện cái nhìn thấu suốt, điềm tĩnh của Bác đối với hoàn cảnh. Tư thế của Bác là tư thế người chiến sĩ, chủ động, sẵn sàng đương đầu cùng thử thách (được hình tượng hoá qua hình ảnh đêm tối, đường xa, hình ảnh những cơn gió lạnh liên tiếp thổi tới) do Bác ý thức được rất rõ những trở ngại tất yêu trên con đường mình đang dấn bước( chú ý phân tích khía cạnh biểu trưng của các hình ảnh chinh nhân, chinh đồ).
	b. ( 0,5 điểm ): Vừa lên đường , Bác đã hướng nhin lên trời cao, tìm thấy ở hình ảnh của người bạn đồng hành tin cậy ( chú ý phân tích các từ ôm (ủng) lên ( thướng )vừa thể hiện được quỹ đạo chuyển động của sự vật vừa thể hiện được niềm hứng khởi trong lòng người đi). Ở đây lòng yêu thiên nhiên, sự nhạy cảm đối với cái đẹp, chút lãng mạn rất thi sĩ và tinh thần thép cùng được biểu lộ và thống nhất với nhau ( phải có được sức mạnh tinh thần thế nào mới vui được với trăng sao trong hoàn cảnh ấy).
	c. ( 0,75 điểm ): Giải đi sớm II miêu tả cuộc đi đường trong ánh bình minh rực rỡ, nối tiếp rất đẹp với bài thứ nhất nói về cuộc đi trong đêm tối và gió rét. Kiểu tư duy thơ luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai được thể hiện ở đay rất rõ. Ta nhận thấy ở đây có sự giao hoà tuyệt vời giữa Bác với thiên nhiên tràn đầy sinh khí. Cái nồng của cảm xúc bên trong được nhóm lên từ hơi ấm ( noãn khí ) bên ngoài, nhưng đến lượt mình , chính nó như đã làm đất trời thêm phần ấm áp. Như vậy, trong bài thơ vừa có hình ảnh một vị chinh nhân cứng cỏi, vừa có hình ảnh một thi nhân đầy cảm hứng về cái đẹp.
	Ý 4: ( 1 điểm ) Khái quát về những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh được thể hiện qua hai bài thơ.
	a. ( 0,25 điểm ): Bác rất yêu thiên nhiên , luôn dạt dào cảm xúc thi ca trước mọi sắc thái đa dạng của nó ( từ cảnh hiu hắt, tiêu sơ đến cảnh hoành tráng, lộng lẫy).
	b. ( 0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_mon_van_12_de_so_2_co_dap_an.doc