Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 4 (Có đáp án)

Câu 1 ( 1 điểm): Anh ( chị ) hãy hình dung và viết thêm đoạn kết cho tác phẩm Mùa lạc.

  Câu 2 ( 3 điểm): Viết về một vấn đề thời sự nóng hổi mà anh (chị) quan tâm.

  Câu 3 ( 6 điểm):Trước Cách mạng  tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước cũng có nói đến mùa thu. Anh ( chị ) hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh thu đó.

doc 4 trang Khải Lâm 26/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 4 (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 4 (Có đáp án)
ng vấn đề thời sự khác nhau. Ví dụ: 
 - Vấn đề về an toàn giao thông.
 - Vấn đề về ô nhiểm môi trường.
 - Vấn đề về phòng chống ma túy.
 - Về cuộc vận động 4 không của ngành giáo dục.vv...
 Yêu cầu:
 - Về kĩ năng: 
 +Trình bày vấn đề đúng theo thể thức của một bài văn nghị luận xã hội.
 +Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, truyền cảm.
 - Về nội dung: 
 + Phát hiện được vấn đề; trình bày vấn đề một cách chính xác, khách quan.
 + Bày tỏ được chính kiến của bản thân.
 + Có hướng giải quyết đúng đắn, phù hợp với thực tế để thuyết phục được người đọc, người nghe.vv...
 Câu 3: Đề thuộc kiểu bài nghị luận văn học. Yêu cầu:
 - Về kĩ năng:
 + Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ.
 + Diễn đạt trôi chảy, mượt mà, có chất văn.
 - Về nội dung:
 Phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề có thể linh hoạt và đa dạng miễn là thể hiện được yêu cầu của việc nhập đề và thâu tóm vấn đề.
 Phần giải quyết vấn đề: Thấy được điểm giống, khác nhau và nguyên nhân của hai trạng thái cảm xúc trước mùa thu : 
 + Giống nhau: Họ là những nhà thơ Việt Nam, cùng sống dưới bầu trời Việt nam, họ đều cảm nhận những nét thu chung của một miền đất nước.Ta gặp trong cả hai bài thơ cái lành lạnh của tiết trời buổi đầu thu, cái vắng vẻ của những con đường lúc vào thu và cả cái nao nao của lòng người khi thu đến.( Thí sinh dẫn thơ để phân tích về điểm chung).
 + Khác nhau: Tuy nhiên, phải thấy rằng sự khác biệt của hai bài thơ là rất lớn. (Vì đó là sự khác nhau của hai thời đại, hai thời kì mà cái mốc phân định là cuộc đổi đời rất lớn: CM tháng Tám và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp).
 *Trong bài thơ Đây mùa thu tới:
 - Xuân Diệu nhận ra mùa thu từ nỗi buồn - một cái buồn dữ dội, là nỗi thê lương của phong cảnh, thê lương của lòng người.( Hình ảnh rặng liễu ... chịu tang). Nỗi buồn tỏa ra từ tâm trạng của người dân mất nước nói chung, từ nỗi buồn riêng của trào lưu lãng mạn. 
 - Với Xuân Diệu, mùa thu chính là mùa của tàn phai, rơi rụng: 
Hơn một loài hoa.........rủa màu xanh
 Trong vạn vật, mọi...với Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi cảm nhận về mùa thu không bắt đầu từ nỗi buồn mà từ sự trong sáng, thanh thản, từ niềm vui, hạnh phúc.
 ·Chính trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi cũng đã nêu lên hai trạng thái cảm xúc: Bây giờ và trước đây. 
 + Mùa thu xưa bắt đầu từ cái chớm lạnh trong không khí, đất trời và cả trong lòng Hà Nội- trong nỗi lòng của Hà Nội, của từng con người. Cho nên bức tranh thu hiện ra sau cái chớm lạnh ấy thật đẹp và cũng buồn quá. Cái buồn kéo dài theo những phố dài, hiện rõ trên dáng người ra đi đầu không ngoảnh lại, cái buồn như đọng lại trên một khoảng thềm nhà...( Nhưng là cái buồn dịu nhẹ và lặng lẽ chứ không thê thiết như Xuân Diệu)
+ Mùa thu của hiện tại thật rộn rã, tươi vui. Niềm vui tràn ra từ lòng người 
( vui mà nghe chứ không phải nghe để vui). Mùa thu mất đi cái âm thầm, lặng lẽ muôn thuở để sống động hẳn lên. Không còn cái xao xác, gió thu thật mạnh, thật vui. Cái xanh ngắt từng có trong thơ xưa chính là trời thu thay áo mới của Nguyễn Đình Thi hôm nay - không những đẹp mà vui. Không những trong biếc mà còn nói cười, mà nói cười thiết tha ... Đó là niềm vui nối niềm vui trong từng chữ, từng câu của Nguyễn Đình Thi.vv...Tâm trạng Nguyễn Đình Thi có một nguyên nhân cụ thể: Ấy là niềm vui của người dân sống trên một đất nước không còn nô lệ, tự hào về quyền làm chủ, và rõ hơn là từ cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
 - Mùa thu vốn đẹp, không chỉ đẹp khi buồn , vì buồn mà còn đẹp. Mà cả khi vui , đẹp vì vui.
 .................................vv.
 ٭ Đọc hai bài thơ của Xuân Diệu và Nguyễn Đình Thi, người đọc nhận ra những vẻ đẹp rất khác nhau của mùa thu, nhận ra tâm trạng khác nhau của hai thi nhân trong những thời điểm cụ thể, nhận để hiểu thêm cuộc sống đáng yêu mà mình đang sống.vv...
BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: 
 Điểm 1: Khi bài làm trình bày đúng, đủ ý và hay.
 Điểm 0,5: Nếu ý không đủ ý hoặc diễn đạt chưa thật trôi chảy.
 Câu 2: 
 Điểm 3: Nếu đáp ứng tối đa các yêu cầu trên. 
 Thang điểm 2 và 1 giám khảo linh hoạt để chấ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_mon_van_12_de_so_4_co_dap_an.doc