Đề thi HSG Lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019 (Có đáp án)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc các câu thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi (1) hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò – Chế Lan Viên
Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Ta đi (2) trọn kiếp con người
Vẫn không đi (3) hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy
Sách ngữ văn 9, tập hai, NXB Thanh Hóa)
Câu 1. Giải thích nghĩa của từ “đi ” trong các câu thơ trên ?
Câu 2. Đặt một câu ghép có sử dụng từ “đi ” theo nghĩa hiểu là : “sống ”.
Câu 3. Phân tích giá trị biểu cảm của từ “đi ” trong các câu thơ trên.
Câu 4. So sánh, chỉ ra điểm chung và điểm khác nhau gữa hai câu thơ của Nguyễn Duy và hai câu thơ của chế Lan Viên.
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm) Từ hai câu thơ của Nguyễn Duy (phần đọc-hiểu), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lời ru trong cuộc sống ?
Câu 2. (8,0 điểm) Trong văn bản : “Tiếng nói của văn nghệ ” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Đình Thi có viết : “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tái tạo được sự sống cho tâm hồn con người ”.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG Lớp 9 cấp tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2018- 2019 (Có đáp án)
sống ? Câu 2. (8,0 điểm) Trong văn bản : “Tiếng nói của văn nghệ ” (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Đình Thi có viết : “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tái tạo được sự sống cho tâm hồn con người ”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) -----------------------HẾT------------------------ NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ và tên, chữ ký) Vũ Thị xuân Hoa NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN CỦA TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) Bùi Thị Phương Huế MÃ KÍ HIỆU .................................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1,0 điểm) Giải thích đúng nghĩa từ “đi” trong mỗi câu thơ: - Đi (1) và (2) đều có nghĩa là: sống (sống hết đời, sống trọn kiếp con người) - Đi (3) có nghĩa là: “hiểu, biết, đền đáp” (Không hiểu hết, biết hết mấy lời mẹ ru và không thể đền đáp được công lao to lớn của mẹ). 0,5 0,5 Câu 2 (1,0 điểm) - Đặt đúng hình thức kiểu câu ghép, sử dụng từ “đi” với nghĩa “sống” 1,0 Câu 3 (2,0 điểm) Học sinh có thể diễn đạt bằng các cách khác nhau, song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Chế Lan Viên dùng từ “đi” mà không dùng từ “sống”. Bời từ “đi” vừa gợi ra hình tượng con đường đời dài dằng dặc, với biết bao khó khăn, gian khổ. Vậy mà mẹ lúc nào cũng bên con, che chở, giúp đỡ, chia sẻ cùng con. - Câu thơ trở nên sống động, chất chứa tình mẹ bao la. 0,75 - Nguyễn Duy sử dụng liên tiếp hai từ “đi” trong hai câu thơ. Nhưng mỗi từ lại mang một giá trị biểu cảm khác. Từ “đi” (1) “ta đi trọn kiếp con người” mở ra trước mắt người đọc dằng dặc, thăm thẳm con đường đời của mỗi kiếp người mà “vẫn chưa đi hết mấy lời mẹ ru”. 0,5 Từ “đi” (2) tạo ra sự đối lập: “trọn kiếp/mấy lời” có nghĩa là cả cuộc đời đi nhiều, học nhiều, biết nhiềunhưng chưa chắc đã hiểu hết nhữ...à thơ tuy cùng viết về một đề tài giống nhau nhưng lại có cách thể hiện khác nhau. Điều đó chứng tỏ vẻ đẹp, sự phong phú của ngôn ngữ khi viết về tình mẫu tử. 0,5 0,5 0,75 0,25 II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Câu Đáp án Điểm Câu 1 (6,0 điểm) Câu 2 (8, 0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết tạo lập một văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng. - Xây dựng luận điểm đúng đắn, kết cấu chặt chẽ - Vận dụng các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở cảm nhận được ý thơ của Nguyễn Duy và sự hiểu biết xã hội làm sáng tỏ ý nghĩa lời ru của mẹ. Bài làm học sinh có thể có nhiều cách diễn đật khác nhau, song cần phải đạt được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt vấn đề lời ru của mẹ * Giải thích ý thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng trong đó cả “kiếp con người”, cả cõi đời-hiện thực đắng cay, hy vọng vào tương lai, những nỗ lực cố gắng trong hiện tại. Lời ru ấy là sự tiếp sức cho con trên hành trình sống. Mang theo lời ru của mẹ, con sẽ có cả một hành trang đủ để đi hết cuộc đời. * Bàn luận + Khẳng định vai trò, ý nghĩa rất lớn của lời ru đối với tâm hồn và cuộc đời mỗi người. - Lời ru chứa đựng tình yêu thương, nâng niu, che chở của mẹ giành cho con. - Lời ru còn kí thác bao nỗi niềm, tâm trạng, tâm tư của mẹ. - Lời ru bồi đắp, hình thành những hiểu biết, nhất là hiểu biết về đời sống tâm tư, tình cảm của con người. - Lời ru nuôi dưỡng, hình thành những cảm xúc đẹp đẽ cho tâm hồn con người trở nên phong phú, tinh tế, sâu sắc hơn. - Là bạn đường đời để nâng đỡ tâm hồn con người. - Lời hát ru là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Có thể nói là di sản văn hóa phi vật thể, nó cần được duy trì, giữ gìn, phát triển. + Thật đáng tiếc, đời sống hiện đại đã làm biến mất dần lời hát ru có truyền thống lâu đời, khiến đứa trẻ lớn lên thấy xa lạ với lời ru. *Định hướng: Nhận thức, hành động - Hiểu được vai trò, ý nghĩ...Trích dẫn nhận định. - Giới thiệu khái quát tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 2. Giải quyết vấn đề: * Giải thích: Từ ngữ “bắt rễ”: Bám chắc, bám sâu vào; “cuộc đời hàng ngày của con người”: Cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày của con người; “văn nghệ”: văn học, nghệ thuật; “Tạo được sụ sống cho tâm hồn con người”: Làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú, sinh động, có ý nghĩa. => Hiểu ý nghĩa cả câu: văn học, nghệ thuật xuất phát từ đời sống hàng ngày của con người và tác động trở lại làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú, sinh động, ý nghĩa. Câu nói của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nguồn gốc của VHNT (xuất phát từ đời sống hiện thực – lấy chất liệu sáng tác từ đời sống) và vai trò, tác động của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn người thưởng thức, tiếp nhận. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa văn nghệ và hiện thực đời sống. * Bàn luận: - Ý kiến của Nguyễn Đình Thi hoàn toàn xác đáng. Thực tế văn nghệ không thể xa rời cuộc sống. Nếu xa rời cuộc sống, văn nghệ sẽ không có chỗ đứng trong lòng độc giả. Văn nghệ phải xuất phát từ cuộc sống; viết về cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao động. Cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ cho các nghệ sỹ cày xới để đem lại mùa màng bội thu. - Mặt khác, các tác phẩm văn nghệ ra đời quay trở lại phục vụ đời sống hàng ngày của con người, là món ăn tinh thần vô giá, bồi đắp tâm hồn con người, giúp con người sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Đó là qui luật phát triển và tồn tại, cũng là sức mạnh và ý nghĩa kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người. * Phân tích, chứng minh tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” - Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm: Hiện thực về cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bom trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Đó là cuộc sống vô cùng gian khổ, hiểm nguy, đối mặt từng giờ với bom rơi, đạn nổ. Hiện thực chiến tranh tàn khốc đã được thể hiện rất sinh độ
File đính kèm:
- de_thi_hsg_lop_9_cap_tinh_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_co_d.doc