Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội.

Đối với cá nhân, vì biết tự trọng, nên ta kìm hãm biết bao thú tính; ta cố sức làm nảy nở các khả năng tinh thần để xứng đáng là loài cao quý nhất trong vạn vật; ta không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay đời tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo như con người nguyên thủy buổi thái sơ.

Lại cũng vì tự trọng, ta có đủ nghị lực giá ngự được nội tâm, khiến cho thất tình(1) phát ra trúng chỗ không mất thăng bằng; nhờ vậy mà ta sẽ tự luyện để ứng phó với cuộc đời, đi đến chỗ: “giàu sang không đắm đuối say mê, nghèo hèn không biến tiết, đổi lòng, gặp kẻ mạnh, không chịu uốn gối, khom lưng”, tóm lại, đứng trước mọi biến cố ở đời, đều ung dung thích thảng (tự tại).

Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận lời nói, cách cử chỉ, không a dua xiểm nịnh cũng không cậy quyền hống hách, biết giữ lòng trung thực, hòa nhã, kính cẩn; tuy ngạo người khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình.

                                                                                                    (Theo Nghiêm Toản- Luận văn thị phạm

                  (1): Thất tình (thất: bảy, tình: tình cảm - bẩy cung bậc tình cảm: vui, giận, buồn,

sợ, yêu, ghét, ham muốn)

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Vấn đề trọng tâm tác giả muốn làm nổi bật là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định và phân tích giá trị nghệ thuật của phép liên kết sử dụng trong đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Trình bày ngắn gọn ý kiến của anh/chị về lòng tự trọng. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Mỗi công dân có lòng tự trọng thì dân tộc sẽ tự cường.

docx 5 trang letan 19/04/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Có đáp án)
i biến cố ở đời, đều ung dung thích thảng (tự tại).
Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận lời nói, cách cử chỉ, không a dua xiểm nịnh cũng không cậy quyền hống hách, biết giữ lòng trung thực, hòa nhã, kính cẩn; tuy ngạo người khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình.
 (Theo Nghiêm Toản- Luận văn thị phạm) 
 (1): Thất tình (thất: bảy, tình: tình cảm - bẩy cung bậc tình cảm: vui, giận, buồn,
sợ, yêu, ghét, ham muốn)
Câu 1. Xác định các thao tác lập luận trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Vấn đề trọng tâm tác giả muốn làm nổi bật là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định và phân tích giá trị nghệ thuật của phép liên kết sử dụng trong đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Trình bày ngắn gọn ý kiến của anh/chị về lòng tự trọng. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Mỗi công dân có lòng tự trọng thì dân tộc sẽ tự cường.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà (Người lái đò Sông Đà- Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục). Từ đó liên hệ với bài thơ Tràng giang (Tràng Giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục) để làm rõ sự khác nhau giữa Huy Cận và Nguyễn Tuân trong cách cảm nhận về vẻ đẹp của non sông, đất nước.
.Hết .
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài.
Số báo danh:
Chữ ký giám thị :1.Chữ ký giám thị: 2
Trường THPT Lê Quý Đôn ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Ngữ văn – Tiếng Anh Năm học: 2017 – 2018
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG
- Học sinh phải nắm được vấn đề chính của mỗi câu, từ đó trình bày được khả năng đọc hiểu, đánh giá của mình; biết vận dụng các thao tác trong bài văn tự sự của mình.
- Bài làm phải rõ ràng về bố cục, ý mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện được màu sắc cá nhân trong diễn đạt, hành vă...đúng theo cách trên 
- Điểm 0,5: Trả lời 1 hoặc 2 biện pháp tu từ và tác dụng
- Điểm 0,25: Trả lời thiếu hoặc sơ sài.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4: - Học sinh nêu được quan điểm bản thân về lòng tự trọng:
+ Lòng coi trọng và giữ gìn phẩm cách của bản thân, là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị.
+ Tư cách và giá trị của bản thân trong lối sống, trong cách làm việc, trong các quan hệ với mọi người.
+ Là cơ sở để tạo nên các đức tính khác, là phẩm chất, lối sống cần thiết đối với mỗi người
- Điểm 1,0: Trả lời theo cách trên 
- Điểm 0,5: Trả lời được ½ ý trên.
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng đoạn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Viết đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận ngắn (0,25 điểm):
- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức thành một đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0: Thiếu Mở đoạn hoặc Kết đoạn, Thân đoạn sơ sài.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Vai trò, trách nhiệm của việc giữ gìn phẩm cách, đạo đức của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận cứ nhỏ phù hợp; các luận cứ được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận cứ, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:...huẩn mực xã hội, siêng năng học tập, làm việc trở thành con người có nhân cách, mang lại
thành công cho bản thân, cống hiến cho cộng đồng, tạo nền móng cho sự phát triển “tự cường” của đất nước.
Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,25 điểm)
Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
 Điểm 0,25:: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạolập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụvăn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2017_2018_truo.docx