Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 001 (Có đáp án)

Câu 1: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

    A.  1/4.                           B.  2/3.                               C.  1/3.                               D.  3/4.

Câu 2: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

    A.  quá trình khử CO2.

    B.  quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.

    C.  sự biến đổi trạng thái của diệp lục

    D.  quá trình quang phân li nước.

Câu 3:  Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì

    A.  tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

    B.  nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.

    C.  nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

    D.  cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.

Câu 4:  Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:

    A.  3 → 2 → 1 → 4.    B.  3 → 1 → 2 → 4.        C.  1 → 3 → 2 → 4.        D.  1 → 2 → 3 → 4.

Câu 5:  Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

    A.  Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

    B.  Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

    C.  Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

    D.  Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

Câu 6: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

doc 6 trang letan 17/04/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 001 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 001 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 001 (Có đáp án)
o các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
	C. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
	D. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
Câu 4: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
	A. 3 → 2 → 1 → 4.	B. 3 → 1 → 2 → 4.	C. 1 → 3 → 2 → 4.	D. 1 → 2 → 3 → 4.
Câu 5: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
	A. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
	B. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
	C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
	D. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
Câu 6: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
	A. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
	B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
	C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
	D. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
Câu 7: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
	A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
	B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
	C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
	D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 8: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA ...en này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
	A. AAbb x aaBb	B. AAbb x aaBB	C. Aabb x aaBb	D. Aabb x aaBB
Câu 12: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
	A. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
	B. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
	C. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
	D. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
Câu 13: Quá trình cô định nitơ ở các vi khuẩn cô định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim
	A. đêaminaza.	B. perôxiđaza.	C. nitrôgenaza.	D. đêcacboxilaza
Câu 14: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho
	A. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.
	B. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
	C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.
	D. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.
Câu 15: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
	A. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen	B. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
	C. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen	D. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
Câu 16: Nhận định nào sau đây là không đúng?
	A. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ.
	B. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
	C. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
	D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
Câu 17: Chọn câu sai trong các câu sau:
	A. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
	B. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
	C. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới s...1: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho chu trình Canvin
	A. H2O.	B. ATP và NADPH.
	C. CO2.	D. năng lượng ánh sáng.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
	A. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
	B. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
	C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
	D. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
Câu 23: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
	A. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.
	B. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
	C. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.
	D. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
Câu 24: Chu trình Crep diễn ra trong
	A. Chất nền của ti thể.	B. Tế bào chất.
	C. Lục lạp.	D. Nhân.
Câu 25: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
	B. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
	C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
	D. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học
Câu 26: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
	A. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
	B. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim
	C. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
	D. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim
Câu 27: Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
	A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
	B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
	C. Chọn lọ

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2018_2019_truo.doc
  • docHƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT.doc
  • docMA TRẬN SINH ĐỀ THI THPT QG 2019.doc
  • docPhieu soi dap an.doc
  • pdfPhieuSoi_001.pdf