Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Trường THPT Pleiku (Có đáp án)
Câu 1: Người bị bệnh nào sau đây có số nhiễm sắc thể khác các bệnh còn lại?
A. Bệnh Claifentơ. B. Bệnh Đao. C. Bệnh Siêu nữ. D. Bệnh Tơcnơ.
Câu 2: Một nhiễm sắc thể đột biến ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH (* là tâm động). Đây là dạng đột biến: A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 3: Quá trình phiên mã của gen trên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực diễn ra ở
A. không bào. B. nhân tế bào. C. vùng nhân. D. tế bào chất.
Câu 4: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
A. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. B. Vì có nhiều thời gian để học tập.
C. Vì sống trong môi trường phức tạp. D. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao.
Câu 5: Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm
A. kiểm tra độ thuần chủng của giống. B. tạo biến dị tổ hợp.
C. tạo ưu thế lai. D. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
Câu 6: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A. ruồi giấm. B. vi khuẩn. C. tảo lục. D. sinh vật nhân thực.
Câu 7: Dựa vào hình vẽ, cho biết trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim:
1. Bó his 2. Mang Puôckin 3. Nút nhĩ thất 4. Nút xoang nhĩ
A)-2-> 3 ->4 ->1 B)-1-> 2-> 3-> 4 C)-3 ->1 ->2 ->4 D)-4 ->3 ->1->2
Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ?
A. Các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã
B. Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động.
C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành.
D. Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ.
Câu 9: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? l. Ngô 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.
A. 3, 4, 6 B. 2, 4, 6 C. 1, 3, 5 D. 3, 5, 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Trường THPT Pleiku (Có đáp án)
chủng của giống. B. tạo biến dị tổ hợp. C. tạo ưu thế lai. D. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm. Câu 6: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào A. ruồi giấm. B. vi khuẩn. C. tảo lục. D. sinh vật nhân thực. Câu 7: Dựa vào hình vẽ, cho biết trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim: 1. Bó his 2. Mang Puôckin 3. Nút nhĩ thất 4. Nút xoang nhĩ A)-2-> 3 ->4 ->1 B)-1-> 2-> 3-> 4 C)-3 ->1 ->2 ->4 D)-4 ->3 ->1->2 Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào chỉ diễn ra khi môi trường có đường lactôzơ? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã B. Enzim ARN pôlimeraza không liên kết với vùng khởi động. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành. D. Prôtêin ức chế liên kết với đường lactôzơ. Câu 9: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? l. Ngô 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho. A. 3, 4, 6 B. 2, 4, 6 C. 1, 3, 5 D. 3, 5, 6 Câu 10: Điều hoà ngược âm tính diễn ra trong quá trình sinh tinh trùng khi: A. Nồng độ GnRH cao. B. Nồng độ testôstêron cao. C. Nồng độ testôstêron giảm. D. Nồng độ FSH và LH giảm. Câu 11: Hiện tượng tương tác gen thực chất là do: A. Các gen tương tác trực tiếp với nhau. B. Các sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau. C. Các gen tương tác trực tiếp với môi trường D. Các tính trạng tương tác trực tiếp với nhau. Câu 12: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nuclêôtit (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (... bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng? (1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. (2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4. (3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen. (4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2. (5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tải (chất mang) A. II, IV B. I, III, IV C. I, II, IV D. I, IV Câu 19: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản. B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. D. các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau. Câu 20: Tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả 2 alen là mèo tam thể. Cho các con mèo bình thường tam thể lai với mèo lông vàng cho tỉ lệ kiểu hình: A. 1 cái tam thể : 1 cái đen : 1 đực đen : 1 đực vàng. B. 1 cái tam thể : 1 cái vàng : 1 đực đen : 1 đực vàng. C. 1 cái tam thể : 1 cái vàng : 1 tam thể : 1 đực vàng. D. 1 cái đen : 1 cái vàng : 1 đực đen : 1 đực vàng. Câu 21: Thụ phấn chéo là: A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài. B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây. C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài. D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa. Câu 22: Đặc điểm nào không đúng với quá trình nhân đôi ... khỏi chuỗi polipeptit. D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3' → 5' trên phân tử mARN. Câu 25: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa A và B ở cả hai giới với tần số 20%. Theo lí thuyết, phép lai cho kiểu hình (A-bbddE-) ở đời con chiếm tỉ lệ A. 6%. B. 11,25%. C. 22,5%. D. 12%. Câu 26: Một gen có chiều dài 0,408 μm và có 2700 liên kết hiđrô, khi đột biến tổng số nuclêôtit của gen đột biến là 2400 và mạch gốc của gen đột biến có 399 nuclêôtit loại Ađênin và 500 nuclêôtit loại Timin. Loại đột biến đã phát sinh là: A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. B. Mất 1 cặp nuclêôtit G-X. C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit A-T. Câu 27: Alen A có chiều dài 510 nm và có 3600 liên kết hidro. Alen A bị đột biến thành alen a. Cặp alen Aa nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 3597 X và 5403 T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Alen A có 900 nuclêôtit loại T. II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit đã làm cho alen A trở thành alen a. III. Alen a có 600 nuclêôtit loại X. IV. Alen A có chiều dài bằng chiều dài của alen a. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 28: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Một quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 20%. Sau một thế hệ ngẫu phối, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ 84%. Theo lí thuyết, trong tổng số thân cao ở P, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ. A. 1/2. B. 3/5. C. 2/3. D. 1/3. Câu 29: Cho các tính chất và đặc điểm của nhân tố tiến hóa như sau: (1) Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (2) Thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng, vô hướng. (3) Thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của cả hai quần thể. (4) Thay đổi trực tiếp tần số alen và rất chậm chạp. (5) Tác động trực tiếp lên kiểu hình và giá
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_sinh_hoc_truong_thpt_p.docx