Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, con mèo Zorba đã nói với con hải âu Lucky
rằng:
Con là một con hải âu. (…) Và chúng ta yêu con bởi vì con là một con hải âu. Một con
hải âu xinh đẹp. Chúng ta chưa từng phủ nhận khi nghe con nói con là con mèo, bởi điều đó an
ủi chúng ta rằng con muốn giống chúng ta, nhưng con khác với chúng ta và chúng ta vui với sự
khác biệt đó. (…) Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con
thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng
yêu chúng ta như vậy. Chúng ta là bạn con, là gia đình của con, và chúng ta muốn con biết
rằng, nhờ con, chúng ta học được môt điều đáng để tự hào: chúng ta học được cách trân trọng,
quí mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương
một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con
đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con
hải âu.
(Trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay - Luis Sepúlveda - NXB Hội nhà văn, 2017, trang 103)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết chính trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hàm ý trong câu "Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của
một con hải âu".
Câu 3 (1,0 điểm): Nội dung đoạn trích thể hiện những phẩm chất nào của mèo Zorba? Kể hành
động hoặc việc làm trong cuộc sống mà em biết, thể hiện một trong những phẩm chất đó. (Kể
khoảng 3 đến 5 dòng)
Câu 4 (1,0 điểm): Câu “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình,
nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn” cho em bài học gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Gia Lai (Kèm hướng dẫn chấm)
on, và chúng ta muốn con biết rằng, nhờ con, chúng ta học được môt điều đáng để tự hào: chúng ta học được cách trân trọng, quí mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. (Trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay - Luis Sepúlveda - NXB Hội nhà văn, 2017, trang 103) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết chính trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hàm ý trong câu "Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu". Câu 3 (1,0 điểm): Nội dung đoạn trích thể hiện những phẩm chất nào của mèo Zorba? Kể hành động hoặc việc làm trong cuộc sống mà em biết, thể hiện một trong những phẩm chất đó. (Kể khoảng 3 đến 5 dòng) Câu 4 (1,0 điểm): Câu “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn” cho em bài học gì? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về nội dung được gợi ra từ lời tâm sự của mèo Zorba trong Phần đọc - hiểu: “Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo”. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu. --------------------------------- HẾT ---------------------------------- Họ và tên thí sinh................................................... Số báo danh.............. Phòng thi ................ Chữ kí giám thị 1............................................ Chữ kí giám thị 2................................................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2017 - 2018 ------------------ ------------------------------------------ HƯỚNG DẪN ...ạc giữa các câu trong đoạn văn, đồng thời góp phần nhấn mạnh sự khác biệt giữa “chúng ta” (những con mèo) và “con” (chim hải âu). 0,5 Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong câu: "Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu”. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, về cơ bản thể hiện nội dung hàm ý: hãy là chính mình (hãy sống đúng với những gì mà tạo hóa đã ban cho). 0,5 Câu 3: Nội dung đoạn trích thể hiện những phẩm chất nào của mèo Zorba? Kể hành động, việc làm trong cuộc sống mà em biết, thể hiện một trong những phẩm chất đó. (Kể khoảng 3 đến 5 dòng) - Phẩm chất: bao dung, độ lượng, nhân hậu, vị tha... - Học sinh kể về một hành động (việc làm) ứng với một trong những phẩm chất mà học sinh đã nêu. 1,0 Câu 4: Câu “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn” cho em bài học gì? - Trong cuộc sống có nhiều điều không theo ý muốn, sở thích, suy nghĩ của ta, nhưng ta phải biết vượt lên cái tôi cá nhân để hòa nhập, và phải chấp nhận 1,0 sự khác biệt, chấp nhận cá tính của người khác. - Chấp nhận sự khác biệt là kĩ năng sống tích cực và cần phải rèn luyện trong cuộc đời. - Phần II: Làm văn (7,0đ) Câu 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về nội dung được gợi ra từ lời tâm sự của mèo Zorba trong Phần đọc - hiểu: “Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo”. 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Thương yêu chân thành và tôn trọng sự khác biệt. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Giải thích: “Chúng ta đã dành ch...hị luận. Có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng với thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 Câu 2: Phân tích bài học làm người trong hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu. 5,0 *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát văn bản; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài học làm người qua hai tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy và Bến quê của Nguyễn Minh Châu c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. * Giải thích: Bài học làm người là quá trình nhận thức để hoàn thiện nhân cách. * Bài học làm người qua hai tác phẩm: - Ánh trăng: + Cuộc sống trong quá khứ: hồn nhiên, gắn bó sâu nặng với thiên nhiên, gian lao mà anh dũng, nghĩa tình: Vầng trăng thành tri kỉ; vầng trăng tình nghĩa,... + Cuộc sống trong hiện tại: tiện nghi, khép kín, bề bộn lo toan khiến con người xa rời thiên nhiên, lãng quên và thờ ơ với quá khứ: ánh điện cửa gương; vầng trăng, người dưng qua đường... + Tình
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc_2017.pdf