Giáo án Địa lí 7 - Tiết 20, 21: Chủ đề Môi trường hoang mạc

I.  Mục tiêu chủ đề:

1. Kiến thức: 

   - Đặc điểm cơ bản của môi trư­ờng hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, cực kì khô hạn, phân biệt sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh

  - Biết đ­ược sự thích nghi của sinh vật với môi tr­ường hoang mạc

- Nắm vững đư­ợc các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con ng­ười trong các hoang mạc, thấy đư­ợc khả năng thích ứng của con ng­ười ở môi tr­ường hoang mạc.

- Biết đư­ợc nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên Thế giới. Các biện pháp cải tạo, chinh phục, ứng dụng hoang mạc vào cuộc sống.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, so sánh biểu đồ khí hậu, phân tích ảnh địa lý

3. Thái đội:Yêu thích môn học, thích tìm hiểu khám phá thế giới...

4. Tích hợp:

- Tích hợp liên môn: Sinh học...

- Tích hợp: Bảo vệ môi trường, hạn chế quá trình hoang mạc hóa.

5. Năng lực: 

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, tự học.

+ Nhóm năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, biểu đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng tranh ảnh. 

II. Ph­ương pháp :

    Sử dụng ph­ương pháp: Thuyết trình, Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phư­ơng pháp biểu đồ bản đồ...

III.  Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV

 - Bản đồ khí hậu Thế giới 

 - Biểu đồ khí hậu

2. Chuẩn bị của HS :

 - Sưu tập ảnh các hoang mạc ở các châu lục

 - Ảnh hoạt động kinh tế trên hoang mạc

doc 7 trang Khải Lâm 28/12/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Tiết 20, 21: Chủ đề Môi trường hoang mạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 7 - Tiết 20, 21: Chủ đề Môi trường hoang mạc

Giáo án Địa lí 7 - Tiết 20, 21: Chủ đề Môi trường hoang mạc
g: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, tự học.
+ Nhóm năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, biểu đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng tranh ảnh. 
II. Phương pháp :
 Sử dụng phương pháp: Thuyết trình, Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phương pháp biểu đồ bản đồ...
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV
 - Bản đồ khí hậu Thế giới 
 - Biểu đồ khí hậu
2. Chuẩn bị của HS :
 - Sưu tập ảnh các hoang mạc ở các châu lục
 - Ảnh hoạt động kinh tế trên hoang mạc
IV. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Vắng
7 A2
7 A3
7 A2
7 A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
 T1: Kiểm tra bài tập thực hành của HS
 T2: - Cho biết vị trí, nguyên nhân hình thành hoang mạc trên Thế giới ? Khí hậu hoang mạc có những đặc điểm gì?
 - Tính thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn của sinh vật ở hoang mạc?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đoán xem bức ảnh trên thể hiện cảnh quan của môi trường như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HèNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đặc điểm của môi trường
* GV yêu cầu HS nhắc lại: 
- Các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu?
- Đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới?
* GV yêu cầu HS quan sát lược đồ 19.1 SGK và cho biết:
- Các hoang mạc thường phân bố ở đâu trên Thế giới ?
 - Xác định vị trí một số hoang mạc nổi tiếng thế giới trên bản đồ?
 - Nhận xét diện tích hoang mạc trên Thế giới ? Giải thích vì sao hoang mạc có sự phân bố như vậy ?
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi trên
 - Gv nhận xét và chuẩn kiến thức
Nội dung chính
- Phân bố: + Dọc 2 chí tuyến 
 + Giữa đại lục Á- Âu, sâu trong lục địa.
 + Ven biển có dòng biển lạnh
- Diện tích: khá lớn ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ, Lục địa Ôxtrây lia
- Tại sao hoang mạc lại phát triển mạnh dọc 2 chí tuyến và giữa các châu lục?
- Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
Nội dung chính
- Đặc điểm khí hậu:
+ Vô cùng khô hạn ( mưa > bốc hơi) khắc nghiệt.
+ Biên độ nhiệt năm và b...GV cho HS quan sát h.a cảnh quan môi trường hoang mạc
2. Sự thích nghi của thực động vật với môi trường
 - Cho biết trong điều kiện thiếu nước như vậy các loại động thực vật phát triển như thế nào?
Nội dung chính
- Do điều kiện sống thiếu nước, khí hậu khắc nghiệt nên thực vật rất cằn cỗi và thưa thớt, động vật rất ít và nghèo nàn.
- Các loài động thực vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt
* Thảo luận nhóm: Trình bày sự thích nghi với khí hậu của:
- Nhóm 1,3: Thực vật
- Nhóm 2,4: Động vật
Gọi đại diện HS lên trình bày
Yêu cầu nhóm còn lại bổ sung
Nội dung chính
+ Thực vật: Hạn chế thoát nước, tích trữ nước và chất dinh dưỡng, Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá mọc gai
+ Đông vật: Vùi mình trong cát hoặc hốc đá, kiểm ăn ban đêm, chịu được đói khát, tích trữ nước trong cơ thể...
GV tích hợp vơi môn Sinh học để giải thích sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường
3. Hoạt động kinh tế.
*GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ” ốc đảo” và hoang mạc hoá
 - Tại sao ở hoang mạc trồng trọt phát triển ở các ốc đảo? 
 - Hình thức chăn nuôi cổ truyền của các dân tộc ở hoang mạc là gì? 
+ Các vật nuôi chủ yếu ở đây?
+ Tại sao ở đây lại phát triển những loại vật nuôi này?
Nội dung chính
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền
* Chăn nuôi: chủ yếu chăn nuôi du mục đây là hoạt động kinh tế cổ truyền của dân tộc. Chăn nuôi du mục có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của môi trường hoang mạc 
- Vật nuôi chủ yếu: dê, cừu, lạc đà
 - Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn các hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
 - Sản phẩm của ngành trồng trọt ở môi trường hoang mạc là những loại nào? chúng được trồng chủ yếu ở đâu?
Nội dung chính
* Trồng trọt: trồng ở các ốc đảo: chà là, cam, chanh, lúa mạch.
- Hình thức hoạt động buôn bán và vận chuyển hàng hoá của 1 số dân tộc ở đây như thế nào? 
Nội dung chính
* Hình thức buôn bán và vận chuyển hàng hoá bằng lạc đà.
- GV giới thiệu và giải thích về sự thích nghi của Lạc Đà...hoá gây ra là gì?
Nội dung chính
- Hậu quả: làm mất đi 10 triệu ha đất trồng mỗi năm.
- Quan sát H 20.6
- Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
Nội dung chính
- Biện pháp: 
+ Khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào
+ Trồng cây gây rừng để chống cát bay và cải tạo khí hậu.
C. Hoạt động luyện tập:
Cõu 1. Tại sao hoang mạc lại phát triển mạnh dọc 2 chí tuyến và giữa các châu lục?
 Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
Cõu 2. Cho biết trong điều kiện thiếu nước như vậy các loại động thực vật phát triển như thế nào?
Cõu 3. Vì sao chăn nuôi du mục lại phát triển ở môi trường hoang mạc?
Cõu 4. Cho biết có một ngành kinh tế mới xuất hiện ở hoang mạc là gì ?
D. Hoạt động vận dụng
Cõu 1: Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và đới ôn hoà?
Cõu 2: Phân tích sự thích nghi của các loài động, thực vật ở môi trường hoang mạc?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 
Về nhà các em dựa vào kiến thức xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet để trả lời các câu hỏi sau:
 Cõu 1: Ở Việt Nam quá trình hoang mạc hóa đang diễn ra ở đâu? Vì sao?
Cõu 2: Nước ta có các biện pháp gì để hạn chế quá trình hoang mạc hóa?
V. Củng cố và dặn dò
1. Củng cố
GV nhắc lại những nội dung chính của chủ đề:
- Đặc điểm của môi trường
- Sự thích nghi của thực động vật với môi trường
- Hoạt động kinh tế
- Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
2. Dặn dò
- HS về nhà học bài
- Trả lời các câu hỏi vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Làm các bài tập 1,2 SGK trang 66
- Đọc trước bài 21: Môi trường đới lạnh
VI. Rút kinh nghiệm chủ đề
Tổ CM ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_tiet_20_21_chu_de_moi_truong_hoang_mac.doc