Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37, 38: Chủ đề tính chất của Oxi (2 tiết)

A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức 

- Học sinh biết : Tính chất vật lí của oxi : Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỷ khối so với không khí.

- Học sinh hiểu được: Tính chất hóa học của oxi là phi kim hoạt động hóa học manh, đặc biệt ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu… ) , nhiều phi kim (S,P.. ), và hợp chất (CH4…). Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

- Sự cần thiết của oxi trong đời sống.

2. Kĩ năng 

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

- Viết  được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học và điều chế oxi.

- Tính thể tích oxi ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường, lòng say mê khám phá khoa học.

4. Năng lực  hướng tới

* Năng lực chung:

- Năng lực hợp tác 

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề 

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học 

- Năng lực tư duy tính toán hóa học 

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống      

B. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp

- Phương pháp: đàm thoại, tìm tòi gợi mở, đặt vấn đề, nghiên cứu, sử dụng các phương tiện trực quan, dạy học hợp tác, bàn tay nặn bột.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật động não, bản đồ tư duy.

doc 7 trang Khải Lâm 28/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37, 38: Chủ đề tính chất của Oxi (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37, 38: Chủ đề tính chất của Oxi (2 tiết)

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37, 38: Chủ đề tính chất của Oxi (2 tiết)
lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tư duy tính toán hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 	
B. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp
- Phương pháp: đàm thoại, tìm tòi gợi mở, đặt vấn đề, nghiên cứu, sử dụng các phương tiện trực quan, dạy học hợp tác, bàn tay nặn bột.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật động não, bản đồ tư duy.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Hóa chất: 3 lọ oxi (100ml), bột S và bột P, dây sắt nhỏ, 1 mẩu than gỗ
- Dụng cụ: Đèn cồn, diêm, bộ điều chế và thu khí oxi, muôi sắt.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Đọc trước nội dung bài.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
Lớp
Ngày soạn
Tiết (theo ppct)
Ngày dạy
Sĩ số
Tên HS vắng
8A
09/01/2019
37
09/01/2019
38
II. Kiểm tra: Kết hợp trong bài dạy
III. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
GV chiếu hình ảnh về oxi cho cả lớp quan sát.	
Như chúng ta đã biết, oxi có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Ở các lớp dưới và ở chương I, II, III các em biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề: Tính chất của oxi. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu chung về oxi
- Yêu cầu HS trả lời nhanh những câu hỏi sau: (kĩ thuật tia chớp):
+ KHHH của nguyên tố oxi là gì?
+ Nguyên tử khối của oxi là bao nhiêu?
+ Công thức hóa học của đơn chất oxi là gì?
+ Tính phân tử khối của oxi?
- GV cung cấp thêm thông tin về oxi:
Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (49,4% khối lượng vỏ trái đất).
- Trong tự nhiên oxi có ở đâu? 
- GV cung cấp thêm thông tin về trạng thái tự nhiên của oxi. 
Hoạt động cá nhân, trả lời:
- KHHH: O.
- CTHH : O2.
- NTK : 16...ác thí nghiệm sau và hoàn thành trong vòng 10 phút (phương pháp bàn tay nặn bột).
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên lấy dụng cụ thí nghiệm.
- GV chiếu lên màn hình, hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Thí nghiệm 1: Oxi tác dụng với lưu huỳnh.
- Đưa muỗng sắt chứa lượng nhỏ bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. Quan sát.
- Đưa muỗng sắt chứa lượng nhỏ bột lưu huỳnh đang cháy vào bình chứa oxi. Quan sát.
- So sánh ngọn lửa khi cháy trong không khí và trong oxi.
Thí nghiệm 2: Oxi tác dụng với photpho
- Đưa muỗng sắt chứa lượng nhỏ photpho vào ngọn lửa đèn cồn. Quan sát.
- Đưa muỗng sắt chứa photpho đang cháy vào bình chứa oxi. Quan sát.
- So sánh ngọn lửa khi cháy trong không khí và trong oxi.
Thí nghiệm 3: Oxi tác dụng với sắt
 - Lấy một đoạn dây sắt nhỏ đưa vào lọ chứa khí oxi. Quan sát.
- Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẩu than gỗ, đốt cho sắt và than nóng đỏ rồi đưa vào bình chứa oxi. Quan sát.
GV: Yêu cầu các nhóm làm các thí nghiệm theo hướng dẫn. Và hoàn thành vào phiếu học tập:
STT
Hiện tượng
PTHH
Kết luận
Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm.
- GV quan sát HS các nhóm làm thí nghiệm, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. 
- HS làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét, hoàn thành vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của từng thí nghiệm
- Các nhóm khác nhận xét kết quả thí nghiệm của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động 
- GV nhận xét và chốt chuẩn kiến thức:
- GV hướng dẫn: Chất khí tạo ra là lưu huỳnh đioxit: SO2 (còn gọi là khí Sunfurơ) và rất ít lưu huỳnh trioxit (SO3).
- Gợi ý, gọi 1 HS viết PTPƯ.
- GV giới thiệu: Bột tạo ra là Điphotpho pentaoxit P2O5 tan được trong nước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ.
- GV thông báo hạt nâu đỏ là oxit sắt từ (Fe3O4), là hỗn hợp của sắt (II, III) oxit.
- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận.
- Ngoài tác dụng với kim loại và phi kim, oxi còn...kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chiếu bài tập lên cho HS quan sát, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời nhanh.
Câu 1: Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Kim loại; 
phi kim;
Rất hoạt động;
phi kim rất hoạt động; Hợp chất.
Khí oxi là một đơn chất (1)., đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều (2), kim loại và (3).
Câu 2: Cho biết khí A có tỷ khối so với khí hiđro là 16. Hãy cho biết khí A là khí nào?
 A. O2 B. Cl2 C. N2 D. O3
Câu 3: Người ta thu khí oxi qua nước là do:
A. Khí oxi nhẹ hơn nước 	
B. Khí oxi tan ít trong nước
C. Khí O2 tan nhiều trong nước 
D. Khí oxi khó hoá lỏng
- GV chiếu bài tập 4, hướng dẫn HS viết và cân bằng PTHH, gọi 1 HS hoàn thành PTHH trong thời gian ngắn nhất.
Câu 4: Bu tan có công thức C4H10, khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.
- GV chiếu câu 5, hướng dẫn HS cách giải bài tập theo PTHH, tính theo số mol SO2.
Câu 5: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng, người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là:
A. 6,5 g	B. 6,8 g C. 7 g	 D. 6,4 g
- GV chiếu bài tập 6, yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn, gọi 4 HS đại diện mỗi nhóm lên bảng hoàn thiện nhanh các PTHH:
Câu 6: Cho các công thức hoá học sau: Al, Fe, O2, CuO, FeO, CO2. Chọn những công thức hoá học thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các PTHH sau: 
... + 2O2 → Fe3O4
 S +  → SO2
Cu + O2 → 
CH4 + O2 →  + H2O
- GV chiếu bài tập, yêu cầu HS hoạt động cá nhân. GV hướng dẫn HS: Tính số mol của S và O2; Viết PTHH, từ đó xác định chất phản ứng hết và chất còn dư. Suy ra số mol SO2 và tính được thể tích dựa vào số mol của chất phản ứng hết.
Câu 7: Đốt cháy 4,8g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khí SO2 thu được là:
A. 4,4

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_8_tiet_37_38_chu_de_tinh_chat_cua_oxi_2_tiet.doc