Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  HS biết được: 

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

2. Kỹ năng: 

- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.

- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).

3. Thái độ: Nghiêm túc tìm tòi, giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: thí nghiệm CM, vấn đáp.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC               

 - GV: SGK, sách giáo viên, hình vẽ 2.5 (máy chiếu)

           Phiếu học tập 1: 

          Câu 1: Hãy cho biết các quá trình biến đổi sau đây có phải là phản ứng hóa học không? Vì sao?

           a. Lưu Huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí Lưu Huỳnh Đioxit

           b. Đốt cháy khí Hidro trong bình chứa khí Oxi tạo thành hơi Nước .

           c. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi 

          Câu 2: Viết các phương trình chữ của các PƯHH trên ?       

        Phiếu học tập 2: 

          ? Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?

          ?Sau phản ứng, các nguyên tử nào liên kết với nhau ? 

            phân tử nào đã được tạo thành ?

          ? Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử Hidro và nguyên tử oxi có giữ nguyên không ?

          ? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?

 - HS: SGK, vở nháp.

doc 4 trang Khải Lâm 27/12/2023 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học (Tiếp theo)

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học (Tiếp theo)
 nào liên kết với nhau ? 
	 phân tử nào đã được tạo thành ?
	? Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử Hidro và nguyên tử oxi có giữ nguyên không ?
	? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?
 - HS: SGK, vở nháp.
D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 I. Tổ chức: 2phút
Ngày dạy
Thứ
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
 II. Kiểm tra: 5phút
 GV chiếu slide: 
 1. Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
 Ví dụ minh họa?
 2. Các hiện tượng sau thuộc hiện tượng vật lí hay hóa học- Giải thích
 a, Rượu để hở lâu ngày trong k2 bị chua
 b, Sự tạo thành lớp mỏng mầu xanh trên mâm đồng
 c, Hoà tan muối ăn vào nước thành nước muối
 d, Hoà tan một ít thuốc muối (rắn) vào nước chanh thấy sủi bọt
 III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 2 phút
Ở bài trước, chúng ta biết rằng hiện tượng hóa học xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Sự biến đổi đó diễn ra theo 1 quá trình có diễn biến cụ thể. Vậy quá trình đó là gì và được diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy vào bài hôm nay.
 2. Giải quyết vấn đề: 30 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Nội dung
GV: giới thiệu nội dung của tiết học : 
Bài Phản ứng hóa học có thời lượng 2 tiết, trong tiết 1 chúng ta tìm hiểu hết Mục I và II.
GV giới thiệu Định nghĩa Phản ứng hóa học
? Phản ứng hóa học xảy ra với hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học ?
? Trong phản ứng hóa học gồm những thành phần chất nào ? 
(Chất bị biến đổi và chất mới sinh ra)
Để biểu diễn phản ứng hóa học, người ta dùng phương trình chữ.
GV hướng dẫn HS cách ghi phương trình chữ. 
Giữa chất tham gia và chất sản phẩm là dấu mũi tên chỉ chiều phản ứng.
GV: slide ví dụ
 phân tích và hướng dẫn HS cách biểu diễn, cách đọc.
? xác định chất tham gia ?
? Chất sản phẩm ? 
GV: slide- cách đọc
GV: slide: ví dụ 2
? xác định chất tham gia và chất sản phẩm? 
GV: slide- cách đọc
? Số lượng chất tham gia và chất sản phẩn trong 2 ví dụ ?
Số lượng chất tham gia và sản phẩm có thể là 1 hoặc nhiều.
GV: Như vậy trong phản ứng hóa h...
GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ:
Khí Hidro + Khí oxi Nước
? Xác định chất tham gia, chất sản phẩm ?
? Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử khí Hidro- khí oxi
(HS đã học trong bài Đơn chất, hợp chất – phân tử)
Yêu cầu HS quan sát Hình vẽ 2.5 SGK trên máy chiếu.
GV phát phiếu học tập 2 (2 phút)
HS hoạt động nhóm : 8 nhóm.
? Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
? Sau phản ứng, các nguyên tử nào liên kết với nhau ? phân tử nào đã được tạo thành ?
? Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử Hidro và nguyên tử oxi có giữ nguyên không ?
? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ?
GV chiếu slide: Diễn biến động của quá trình phản ứng.
GV gọi HS phát biểu- nhóm khác nhận xét, GV tổng hợp thông tin.
GV: slide kết quả
? Nêu bản chất của phản ứng hóa học ? 
Ví dụ: Trong phản ứng trên liên kết H-H; O-O thay đổi thành liên kết H-O-H
GV chiếu slide bài 3 SGK trang 50
HS lên bảng trình bày.
I. Định nghĩa.
1- Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Các chất trong phản ứng: 2 thành phần chất
+ Chất ban đầu: chất tham gia
+ Chất mới sinh ra: chất sản phẩm hay chất tạo thành.
2- Cách ghi phương trình chữ:
+ Tên các chất tham gia tên các chất sản phẩm
+ Ví dụ : Phương trình chữ:
Lưu huỳnh + sắt sắt (II) Sunphua
* Cách đọc : Lưu huỳnh tác dụng (phản ứng) với sắt tạo ra (sinh ra) sắt (II) sunfua
Hoặc: Lưu huỳnh và sắt tác dụng (phản ứng) với nhau tạo ra (sinh ra) sắt (II) sunfua.
* Dấu + ở trước có nghĩa: tác dụng với, phản ứng với, kết hợp với.
Ví dụ 2: Đường than + nước 
Đọc: Đường phân hủy thành than và nước.
* Dấu + ở sau có nghĩa: và
II. Diễn biến của phản ứng hóa học.
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Vận dụng:
Bài 3 SGK trang 50
 IV. Củng cố: 3phút
 Phản ứng hóa học là gì?
 Nêu bản chất của phản ứng hóa học ? 
 V. Hướng dẫn về nhà: 2phút
 Bài 1; 2; 4; 5 SGK T51

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_18_phan_ung_hoa_hoc_tiep_theo.doc