Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 23

Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

 

I. Nơron- đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh:

HS đọc sgk 

II. Các bộ phận của hệ thần kinh:

1. Các bộ phận của hệ thần kinh theo cấu tạo:

 - Hệ thần kinh gồm 2 bộ phận: Trung ương và ngoại biên.

- Bộ phận trung ương gồm não bộ và tuỷ sống.

- Bộ phận ngoại biên gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh.

2. Các bộ phận của hệ thần kinh theo chức năng:

- Hệ thần kinh vận động: Điều khiển sự vận động của cơ vân, là hoạt động có ý thức.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản, là hoạt động không ý thức. 

III. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá

Câu 1: Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. (MĐ1) ( Nội dung phần II)

Câu 2: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ. (MĐ3)

doc 2 trang letan 15/04/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 23

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tuần 23
TẠO) CỦA TỦY SỐNG
I/Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của hệ thần kinh?
II. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống: 
Các bước tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của tủy sống 
-Tiến hành thí nghiệm theo các bước ở bảng 44 trên ếch đã huỷ não (ếch tủy):
Lưu ý: Sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rửa thật sạch chỗ da có axit và để khoảng 3-5’ mới kích thích lại.
Trong thí nghiệm 1,2,3à+ Trong tủy sống chắc hẳn phải có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
+ Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích mạnh chi dưới thì không chỉ các chi dưới co mà các chi trên cũng co và ngược lại)
Ở thí nghiệm 4,5:
+ Cách xác định vị trí vết cắt ngang tuỷ ở ếch: Vị trí vết cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dây thần kinh thứ nhất và thứ 2 (ở lưng).
+ Lưu ý: Nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ), do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn).
TN4,5 nhằm khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tủy sống.
TN6,7 nhằm khẳng định trong tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
Kết luận : 
- Trong tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
 - Các căn cứ đó có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc.
III. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Trình bày chức năng của tủy sống. (MĐ1) 
Câu 2: Trình bày cách tiến hành TN1,2,3 và nêu kết quả thu được. (MĐ2)
Câu 3: Giải thích kết quả thu được sau khi tiến hành TN 1,2,3,4,5,6,7(MĐ3)

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_tuan_23.doc