Giáo án Toán đại 8 - Học kì II

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: HS hiểu khái niệm phương trình và thuật ngữ " Vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình , tập hợp nghiệm của phương trình. Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.

Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân   

- Kỹ năng: Trình bày biến đổi phương trình.

- Thái độ: Tư duy lô gíc

II.Chuẩn bị: 

- GV: Bảng phụ.

- HS: Bài toán tìm x

III. Phương pháp: 

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy

1) Tổ chức:     Lớp 8A:.......................................................

                         Lớp 8B:.......................................................

2) Kiểm tra:

 Tìm x biết:

HS1 :  2x + 4(36 - x) = 100 (đáp án : x = 22)

HS2 :  2x + 5 = 3(x-1) + 2 (đáp án : x = 6)

doc 72 trang Khải Lâm 28/12/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán đại 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán đại 8 - Học kì II

Giáo án Toán đại 8 - Học kì II
ảng
1) Phương trình 1 ẩn
- GV: Từ bài toán tìm x biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2 ở phần KT ta còn gọi đẳng thức: 2x + 5 = 3(x-1) + 2 là một phương trình với ẩn số x.
- Hãy cho biết vế trái của phương trình là biểu thức nào?
- Hãy cho biết vế phải của phương trình là biểu thức nào? có mấy hạng tử? Là những hạng tử nào?
- GV: đó chính là hai vế của phương trình là hai biểu thức có cùng biến x
- Em hiểu phương trình ẩn x là gì?
- GV: chốt lại
- GV: Cho HS làm ?1:
- GV cho HS làm ?2.
- HS lên bảng tính 
- GV giới thiệu nghiệm của phương trình.
- GV cho HS làm ?3
 Cho phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = - 2 có thoả mãn phương trình không? tại sao?
b) x = 2 có là nghiệm của phương trình không? tại sao?
+ Từ đó em có nhận xét gì về số nghiệm của các phương trình?
- GV nêu nội dung chú ý .
2) Giải phương trình
- GV: Việc tìm ra nghiệm của phương trình ( giá trị của ẩn) gọi là giải phương trình ( Tìm ra tập hợp nghiệm)
+ Tập hợp nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm)
Kí hiệu: S
- GV cho HS làm ?4
 Hãy điền vào ô trống
3) Phương trình tương đương
- GV nêu VD
- Vậy thế nào là 2 phương trình tương đương?
1) Phương trình 1 ẩn
*VD: 
 2x + 5 = 3(x-1) + 2
là một phương trình với ẩn số x.
*ĐN:
Phương trình ẩn x có dạng: A(x) = B(x)
Trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) 
 là hai biểu thức cùng biến x
*Bài ?2:
 PT: 2x + 5 = 3(x-1) + 2
 Với x = 6
+ Vế trái: 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
+ Vế phải: 3(x-1) + 2 =3(6 -1) +2 = 17
Ta nói x = 6 thoả mãn ( hay nghiệm đúng) phương trình đã cho và gọi 6 là một nghiệm của phương trình đó.
*Bài ?3
Phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = - 2 không thoả mãn phương trình
b) x = 2 là nghiệm của phương trình.
* Chú ý:(SGK/5)
2) Giải phương trình
*Bài ?4:
a) Phương trình x =2 có tập nghiệm là 
 S = 
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = 
3) Phương trình tương đương
Ví dụ: x = -1 có nghiệm là 
 x + 1 = 0 có nghiệm là 
Vậy phương trình x = -1 tương đương với phương trình x + 1 = 0
* Hai phương ..............................................
2- Kiểm tra:
a) Thế nào là 2 phương trình tương đương?
b) Xét xem các phương trình sau phương trình nào tương đương với nhau? Vì sao?
b) Phương trình (1) , (3) là tương đương vì :
có cùng tập nghiệm: S = 
+ Phương trình (2) , (4) là tương đương vì :
có cùng tập nghiệm: S = 
(1) x + 1 = 0
(2) 2x + 1 = 9 - 2x
(3) 5x = -5
(4) (x-2) = 0 
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1) Định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn số.
- GV: Qua ví dụ bài tập trên hãy định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn?
- GV: Em hãy nêu 1 vài ví dụ về phương trình bậc nhất 1 ẩn số
- HS nêu ví dụ:
+ Từ phương trình (1) để có tập nghiệm 
S = bạn đã thực hiện phép biến đôỉ nào?
+ Từ phương trình (3) để có tập nghiệm 
S = bạn đã thực hiện phép biến đôỉ nào?
- GV: đó chính là 2 qui tắc cơ bản để biến đổi phương trình.
2- Hai qui tắc biến đổi phương trình
a) Qui tắc chuyển vế
- HS phát biểu qui tắc chuyển vế
- GV: cho HS áp dụng bài tập ?1.
- HS đứng tại chỗ trả lời kq tập nghiệm của phương trình
b) Qui tắc nhân với 1 số
- GV: Cho HS làm bài tập ?2
- Các nhóm trao đổi và trả lời kq
- GV: Khi áp dụng 2 qui tắc trên các phương trình mới nhận được với phương trình đã cho có quan hệ ntn?
- GV: Vậy ta áp dụng qui tắc đó để giải phương trình.
3- Cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn
- GV hướng dẫn HS làm VD 1.GV chỉ rõ các phép biến đổi tương đương.
- HS giải phương trình VD2. HS chỉ rõ các phép biến đổi tương đương.
- HS Giải phương trình: ax + b = 0
ax = - b x = - 
 Vậy phương trình bậc nhất ax + b = 0 luôn có 1 nghiệm duy nhất x = - 
- GV: Cho HS làm bài tập ?3
 - HS lên bảng trình bày
1) Định nghĩa PT bậc nhất 1 ẩn số.
* ĐN: SGK/7
*Ví dụ : 
PT : 2x -1 = 0 ; 3 - 5y = 0 ; 2x = 8 là các PT bậc nhất 1 ẩn
2- Hai qui tắc biến đổi phương trình
a) Qui tắc chuyển vế: ( SGK)
*Bài ?1 :
Giải các phương trình
a) x - 4 = 0 x = 4
b) + x = 0 x = - 
c) 0,5 - x = 0 x = 0,5
b) Qui tắc nhân với 1 số ( SGK)
*Bài ?2
Gi...ình bậc nhất 1 ẩn số 
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: bảng nhóm
III. Phương pháp:
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình bài dạy
1) Tổ chức: Lớp 8A:.......................................................
 Lớp 8B:.......................................................
2- Kiểm tra:
Giải các phương trình sau
HS1: 7 - 3x = 9 – x (kq: x = )
HS2: x + 4 = 4(x - 2) (kq: x = 4)
3- Baì mới:
GV đặt vấn đề: Qua bài giải phương trình của bạn đã làm ta thấy bạn chủ yếu vẫn dùng 2 qui tắc để giải nhanh gọn được phương trình. Trong quá trình giải bạn biến đổi để cuối cùng cũng đưa được về dạng ax + b = 0. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
I- Cách giải phương trình
 - GV nêu VD
 2x - ( 3 - 5x ) = 4(x +3) (1)
- GV: hướng dẫn: để giải được phương trình bước 1 ta phải làm gì ?
- Áp dụng qui tắc nào?
- Thu gọn và giải phương trình?
- Tại sao lại chuyển các số hạng chứa ẩn sang 1 vế , các số hạng không chứa ẩn sang 1 vế . Ta có lời giải
- GV: Chốt lại phương pháp giải 
* Ví dụ 2: Giải phương trình
+ x = 1 + 
- GV: Ta phải thực hiện phép biến đổi nào trước?
- Bước tiếp theo làm ntn để mất mẫu?
- Thực hiện chuyển vế.
Hãy nêu các bước chủ yếu để giải phương trình?
- HS trả lời câu hỏi
2) Áp dụng 
Ví dụ 3: Giải phương trình
- GV cùng HS làm VD 3.
- GV: cho HS làm ?2 theo nhóm
- Các nhóm nộp bài
-GV: cho HS nhận xét, sửa lại 
- GV cho HS làm VD4.
- GV nêu cách giải như sgk.
- GV nêu nội dung chú ý 1:(SGK/12)
- GV cho HS làm VD 5, 6 sau đó nêu chú ý 2:(SGK/12)
I- Cách giải phương trình
* Ví dụ 1: Giải phương trình:
2x - ( 3 - 5x ) = 4(x +3) (1)
Phương trình (1) 2x -3 + 5x = 4x + 12
2x + 5x - 4x = 12 + 3
3x = 15 x = 5 
 vậy S = {5}
* Ví dụ 2:
+ x = 1 + 
10x - 4 + 6x = 6 + 15 - 9x
10x + 6x + 9x = 6 + 15 + 4
25x = 25 x = 1
vậy S = {1}
*Bài ?1:
B1:Thực hiện các phép tính để bỏ dấu ngoặc hoặc qui đồng mẫu để khử mẫu
B2:Chuyển các hạng tử có 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_dai_8_hoc_ki_ii.doc