Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

            - Nhận biết được sự tồn tại trọng lực.

            - Biết được cách xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng lực.

2. Kĩ năng

            Biểu diễn điểm đặt, phương chiều và độ lớn của trọng lực bằng một mũi tên (vectơ trọng lực).

3. Thái độ:

            - Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;

            - Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;

            - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thựctiễn.

4. Định hướng hình thành và phát triển các nănglực

            - Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề

            - Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;

            - Năng lực hợp tác và giao tiếp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: 

          - Máy chiếu

          - Phiếu học tập nhóm:

          - Tranh minh họa nhà bác học Newton bị quả táo rơi và đầu. Ảnh chụp người thợ xây sử dụng dây rọi.

2. Học sinh: 

          Tham khảo thông tin qua Internet, qua sách báo và nói chuyện với bố mẹ hoặc anh chị để tìm hiểu câu chuyện Newton và quả táo rơi.

doc 4 trang Khải Lâm 27/12/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực
a học sinh
Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
20 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 4
4 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
1 phút
	Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
	Học sinh nhận ra vấn đề cần giải quyết “Trái Đất hút mọi vật ở gần mặt đất, lực này có phương chiều thế nào?” và đưa ra dự đoán về phương, chiều của lực mà Trái Đất hút vật.
b. Tổ chức hoạt động:
	* Giáo viên đề nghị: Cá nhân học sinh quan sát hình 29.1 trả lời vào Phiếu học tập hai câu hỏi:
	- Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống?
	- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào?
	* Yêu cầu học sinh: chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào chỗ trống trong bảng ở Phiếu học tập:
........................ đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.
Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương .............. và có chiều ..........
	* Giáo viên chỉ định 2 hoặc 3 cặp của đại diện báo cáo, chú ý chỉ định các cặp mà ý kiến còn bất đồng hoặc theo quan sát là câu trả lời chưa chính xác.
	* Giáo viên đánh giá việc hoạt động của học sinh, chỉ ra hiểu biết của học sinh về vấn đề này còn thiếu xót.
c. Sản phẩm dự kiến:
	- Trọng lực/Lực hút của Trái Đất đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.
	- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới / hướng về Trái Đất.
	* Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” về lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa, hoạt động này chỉ tạo tình huống để các em nhận ra vấn đề cần giải quyết “Trái Đất hút mọi vật ở gần mặt đất, lực này có phương chiều thế nào?” và đưa ra dự đoán về phương, chiều của lực mà Trái Đất hút vật.
HĐ2 : HOẠT ĐỘNG...hận kiến thức và liên hệ được kiến thức với thực tế:
	- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống gọi tên là gì?
	- Các nhóm kiểm tra câu trả lời của nhóm mình về phương và chiều của lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống đã đúng chưa?
	- Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa có bằng nhau không? Tại sao?
	- Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của trọng lực không? Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau không? Phương, chiều của trọng lực có thay đổi không?
	Kết quả mong đợi học sinh trả lời được:
	- Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống là trọng lực
	- Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa không bằng nhau. Vì chúng có khối lượng khác nhau.
	- Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của trọng lực. Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau. Phương, chiều của trọng lực không thay đổi.
HĐ3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động:
	Học sinh hiểu rõ hơn về trọng lực, phương và chiều của trọng lực. Ứng dụng hiểu biết này vào các hiện tượng thực tế.
b. Tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đề nghị:
	* Cá nhân học sinh nghiên cứu trả lời 4 câu hỏi trong phiếu học tập.
	* Trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm các câu trả lời chung của nhóm.
	* Trình bày kết quả nhóm:
	+ Nếu các nhóm hoàn thành gần như cùng lức thì tổ chức chấm chéo, giáo viên nhận xét cả câu trả lời và phần chữa bài cho nhóm bạn.
	+ Nếu các nhóm hoàn thành tại các thời điểm cách xa nhau thì giáo viên nghe báo cáo và nhận xét theo từng nhóm. 
	* Giáo viên chốt theo nhóm hoặc theo toàn lớp, nhận xét hoạt động học của học sinh.
c. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
+ Có trọng lực P và lực căng của sợi dây T tác dụng lên vật
+ P = 10.m = 10.0,05 = 0,5N và T = P = 0,5N
Câu 2.
+ Lực Trái Đất hút em được tính bằng công thức P = 10.m
+ Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì độ lớn, phương và chiều của lực mà Trái Đất hút em không...mặt đất nữa?
	* Nếu còn thời gian thì có thể cho học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành tại lớp, cá nhân học sinh báo cáo, các học sinh khác phản biện. Nếu không đủ thời gian thì hướng dẫn học sinh về nhà.
c. Dự kiến sản phẩm:
	2. Tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất vẫn bị Trái đất hút.
	3. Vì Trái đất hút mọi vật kể cả người ở Nam cực.
	4. Học sinh có thể đưa ra nghiều ý kiến khác nhau.
HĐ5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
	Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu những quan niệm khác nhau về khái niệm trọng lực và trọng lượng. Đây là hoạt động giúp các em tìm tòi khám phá kiến thức, không yêu cầu mọi học sinh đều cần thực hiện nhiệm vụ học tập này.
Ngày tháng năm 20
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_bai_29_trong_luc.doc