Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 33 đến Tiết 35

Tiết 33 :   Bài 28,29: SỰ SÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.

2. Kĩ năng 

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm

- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.

3. Thái độ                               

- Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.

4. Định hướng hình thành và phát triển các nănglực

- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;

- Năng lực hợp tác và giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Một giá đỡ thí nghiệm. 

- Một kẹp vạn năng.

- Một kiềng và lưới kim loại. 

- Một cốc đốt, một đèn cồn.

- Một nhiệt kế đo được tới 1100C.

- Một đồng hồ có kim giây.

- Một chậu nước

2. Học sinh

- Đọc trước bài ở nhà

- Kẻ bảng 28.1 vào vở

- Chuẩn bị giấy ô ly

docx 13 trang Khải Lâm 27/12/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 33 đến Tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 33 đến Tiết 35

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 33 đến Tiết 35
ư sau:
Các bước
Hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
20 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 4
4 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
1 phút
	Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
	Học sinh nhận ra vấn đề cần giải quyết “Khi nước đã sôi, thì dù có đun nữa, nước có nóng hơn không?”
b. Tổ chức hoạt động:
	* Giáo viên đề nghị: Cá nhân học sinh đọc thông tin SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm.
	* Yêu cầu học sinh: trao đổi trong nhóm đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra.
	* Giáo viên chỉ định đại diện 2 nhóm nêu phương án thí nghiệm mà nhóm đã thống nhất.
	* Giáo viên đánh giá việc hoạt động của học sinh, chỉ ra phương án nào em đưa ra có thể thực hiện được, phương án nào khó thực hiện tại lớp.
c. Sản phẩm dự kiến:
	- dùng đèn cồn để đun nước
 - Thí nghiệm cần gắn nhiệt kế vào trong cốc nước để theo dõi nhiệt độ của nước.
HĐ2 : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu hoạt động: 
	Cung cấp cho học sinh hiểu biết về đặc điểm của sự sôi
b. Gợi ý tổ chức hoạt động: 
	* Giáo viên đề nghị: học sinh quan sát cách tiến hành thí nghiệm.
- Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Khi nhiệt độ của nước đạt tới 400C thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ của nước, cùng với phần nhận xét hiện tượng xảy ra trong bình nước vào bảng 28.1, cho tới khi nước sôi được 3 phút thì dừng và tắt đèn cồn.
	* Học sinh quan sát thí nghiệm, ghi kết quả quan sát được vào bảng 28.1. 
Thời gian theo dõi
Nhiệt độ của nước (0C)
Hiện tượng trên mặt nước
Hiện tượng trong lòng nước
0
40
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Ở trên mặt nước
Ở trong lòng nước
- Hiện tượng I: Có một ít hơi nước bay lên
- Hiện tượng II: Mặt nước bắt đầu xáo động
- Hiện tượng III: Mặt nước xáo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều.
- Hiện tượng A: các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình.
- Hiện tượng B: Các bọt khí nổi lên
- Hiện tượng C: Nước reo
- Hiện ... thứ 11 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước luôn là 1000C. Đường biểu diễn là đường nằm ngang, song song với trục nằm ngang.
Giáo viên đề nghị:
	* Cá nhân học sinh trao đổi hình vẽ cho nhau, kiểm tra chéo trong bàn.
	* Giáo viên tìm bài Hs vẽ tốt nhất và bài HS vẽ chưa tốt để nhận xét hoạt động học của học sinh.
c. Dự kiến sản phẩm:bài vẽ của học sinh
3.2. Trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu hoạt động:
	Học sinh hiểu rõ hơn về đặc điểm của sự sôi, biết khai thác đồ thị
b. Tổ chức hoạt động:
* Sự bay hơi và sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Đó là quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể hơi. Tuy nhiên, sự bay hơi diễn ra trên mặt thoáng của chất lỏng, còn sự sôi diễn ra cả trên mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng. Ta còn gọi đó là sự hoá hơi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng 29.1 “Nhiệt độ sôi của một số chất” và trả lời câu hỏi C7, C8,C9 SGK
- Học sinh trao đổi thảo luận trước lớp
c. Dự kiến sản phẩm:
C7: Vì nhiệt độ của hơi nước đang sôi là xác định và không đổi trong quá trình nước sôi
C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước
C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước
 Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước
HĐ4 : HOẠT ĐỘNGVẬN DỤNG, CỦNG CỐ
a. Mục tiêu hoạt động: 
	Củng cố kiến thức về đặc điểm của sự sôi.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động: 
	* Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu hoặc về nhà hoạt động cùng gia đình trả lời các câu hỏi sau:
 1. Tại sao nấu thực phẩm trong nồi áp suất lại làm thực phẩm mau giừ?
 2. Đỉnh Pan-xi păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao khoảng 3200m so với mặt nước biển, là đỉnh núi cao nhất của nước ta. Hãy tìm hiểu xem nhiệt độ sôi của nước ở đây là bao nhiêu?
c. Dự kiến sản phẩm
 1. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ của chất lỏng càng cao. Do đó, trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước cao hơn 1000C nên làm thực phẩm mau giừ.
 2. khoảng 900C
HĐ5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
	Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ...
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
9 phút
Vận dụng
Hoạt động 4
5 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
1 phút
	Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Học sinh cần nhớ lại được các kiến thức cơ bản đã học về sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
b. Tổ chức hoạt động:
	* Giáo viên đề nghị: Học sinh thảo luận trước lớp các câu hỏi đã giao về nhà.
C1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
C2. trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
C3. Tìm một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn?
C4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
(2)
(1)
C5. Điền vào sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên.
(4)
(3)
Thể khí
Thể lỏng
Thể rắn
C6. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
C7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
C8. Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có đun tiếp vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
* Giáo viên đánh giá hoạt động của học sinh, chỉ ra những điểm chưa đúng cần sửa lại.
c. Sản phẩm dự kiến:
C1: Thể tích của các chất hầu hết tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
C2: Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
C3: HS tự lấy ví dụ.
C4: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển.
- Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
C5: (1) Nóng chảy; (2) Bay hơi; (3) Đông đặc; (4) Ngưng tụ.
C6: Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_33_den_tiet_35.docx