Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 19, Bài 15: Công suất

BÀI 15. CÔNG SUẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a)Kiến thức

  • Biết: khái niệm công suất, công thức tính công suất, đơn vị công suất.
  • Hiểu công suất là đại lượng đặc trưng cho kỹ năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay máy móc.
  • Vận dụng dùng công thức P =  để giải một số bài tập đơn giản về công suất.

b) Kỹ năng

   Giải bài tập về công suất, so sánh công suất

c) Thái độ

 - Phát huy hoạt động nhóm, cá nhân, liên hệ thực tế tốt.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng.

- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác nhóm.

- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án, máy chiếu,Tranh H15.1

2. Học sinh

- Bảng phụ, nội dung kiến thức

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hướng dẫn chung

Từ việc yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng trên máy tính để tạo được vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Trên cơ sở đó đã so sánh ai làm việc khỏe hơn dựa vào 2 tính toán, hình thành được khái niệm công suất, công thức tính công suất và đơn vị của công suất.

Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản tính toán công suất.

          Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.

doc 5 trang Khải Lâm 27/12/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 19, Bài 15: Công suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 19, Bài 15: Công suất

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 19, Bài 15: Công suất
ể tạo được vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Trên cơ sở đó đã so sánh ai làm việc khỏe hơn dựa vào 2 tính toán, hình thành được khái niệm công suất, công thức tính công suất và đơn vị của công suất.
Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản tính toán công suất.
	Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tổ chức tình huống và tìm hiểu ai làm việc khỏe hơn.
5phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu công suất 
15 phút
Hoạt động 3
Đơn vị công suất
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập tính công suất, xác định ai làm việc khỏe hơn
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà.
5phút
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Tình huống: GV Chiếu TN mô phỏng anh An và anh Dũng cùng kéo gạch lên cùng 1 vị trí.
	? Trong thí nghiệm trên anh An và anh Dũng kéo lên với trọng lượng gạch khác nhau như thế nào? Và thời gian kéo cũng khác nhau như thế nào? 
-HS: phân tích mỗi nhân vật trong thí nghiệm trả lời
 ? Theo em, ai là việc khỏe hơn?
	-HS: Đưa ra các ý kiến dự đoán của nhóm mình.
 ? Vậy cần căn cứ vào một đại lượng nào đó mới khẳng định được ai làm việc khỏe hơn?
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 I. Công suất
	1. So sánh ai là việc khỏe hơn? 
*Mục tiêu: Xuất phát từ thí nghiệm của anh An và anh Nam gợi mở tìm ra cách so sánh để tìm ra ai khỏe hơn ai khỏe hơn, tiến gần đến khái niệm công suất.
*Cách tiến hành:
Để xác định được ai là việc của hơn trong TN này, có 4 phương án được đưa ra, hãy lựa chọn phương án bạn cho là thích hợp và tìm ra người làm việc khỏe hơn.
Phiếu học tập:
Phương án so sánh
Tiến hành so sánh
Người khỏe hơn
PP 1: So sánh công thực hiện 
PP2: So sánh thời ...ột số các đơn vị khác của công suất và cách đổi:
 1W=1J/s
	 1KW(kílô oát) = 1000W
 1MW(Mêgaóat=1000000W
* Sản phẩm: Biết được các đơn vị của công suất, hiểu được ý nghĩa của nó.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
*Mục tiêu: Trên cơ sở các kiến thức mới đã được hìn thành, giải quyết được các bài tập định tính và định lượng phần này.
* Cách tiến hành:
-GV: yêu cầu trả lời C4 
C4: Trả lời vấn đề đặt ra phần khởi động: Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài?
-HS: trình bày bài giải cá nhân
-GV: nhận xét, chỉnh sửa và hoàn thiện bài giải
Tóm tắt:
 A1= 640J
 t1 = 50s 
 A2= 960J
 t 2 = 60s
P1 = ? P2 = ?
Bài làm
Công suất làm việc của anh An:
P1 = = = 12.8 (W)
Công suất làm việc của anh Dũng:
 P2 = = = 16 (W)
-GV: chiếu nội dung bài tập C5:
“Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu cày hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?”
-HS: trình bày bài giải cá nhân
-GV: nhận xét, chỉnh sửa và hoàn thiện bài giải
Tóm tắt
A1=A2 =A
t1=2h = 120 phút
t2=20 phút
So sánh: P1 và P2 
Bài làm
Công suất của trâu là
P1 = (1)
Công suất của máy cày Bông Sen là:
P2= (2)
Từ (1) và (2) ta có:
P1
P2
=> P2=6 P1
Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần
* Sản phẩm: Sử dụng linh hoạt kiến thức đã được học để giải quyết các bài toán đặt ra.
D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
 	- Giới thiệu một đơn vị khác của công suất đó là mã lực.
 - Giới thiệu công suất hoạt động của một số nhà máy thủy điện của nước ta
 -Về nhà ôn lại nội dung kiến thức bài 15. Đọc bài mới bài cơ năng. 
 Ngày. Tháng. năm.
Ký duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_19_bai_15_cong_suat.doc