Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a)Kiến thức

Củng cố các kiến thức: công suất, cơ năng, thế năng, động năng 

b) Kỹ năng

  - Vận dụng các kiến thức: định luật về công, công suất, cơ năng, thế năng, động năng để trả lời câu hỏi và giải bài tập.

c) Thái độ

 Cẩn thận, kiên trì và yêu thích môn học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- NL tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL thuyết trình, tư duy logic.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án, máy chiếu, bảng phụ, đề bài.

2. Học sinh

- học bài, làm bài ở nhà.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hướng dẫn chung

Từ các kiến thức đã được học trong các bài công suất, cơ năng, thế năng, động năng . Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện giải quyết các bài tập được phân công, trên cơ sở đó tìm ra các phương pháp để giải các bài tập dạng này. Sau khi hoàn thiện, các nhóm trình bày bài giải của mình, các nhóm khác tham gia ý kiến để hoàn thiện.

docx 6 trang Khải Lâm 27/12/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập
n để hoàn thiện.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Giao cho các nhóm các bài tập mà nhóm mình cần giải quyết.
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Các nhóm thực hiện và trình bày sản phầm 
20 phút
Hoạt động 3
Các nhóm khác nhận xét, cho điểm. Đồng thời rút ra các phương pháp để giải các dạng bài tập đó.
15 phút
Củng cố, mở rộng 
Hoạt động 4
Tóm tắt chung các phương pháp giải các dạng bài tập.
Hướng dẫn về nhà.
5phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Tình huống: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại nội dung kiến thức: định luật về công, công suất, cơ năng, thế năng, động năng. Bằng cách trả lời một số câu hỏi và bài tập. Để có thể phân chia tốt công việc, cả lớp hoạt động theo nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm là hoàn thành phiếu học tập nhóm mình.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
1. Nhóm 1
*Mục tiêu: giải được các bài tập trắc nghiệm và tự luận phần công suất. 
*Cách tiến hành:
Thực hiện giải các bài tập sau trên phiếu học tập và rút ra phương pháp giải bài toán.
Phiếu học tập:
Nhóm: 1
Trắc nghiệm
Câu 1. Hai bạn Long và Nam thi kéo nước từ một giếng lên. Long kéo gàu nước nặng gấp đôi của Nam. Thời gian kéo gàu nước lên của Nam chỉ bằng nữa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam:
Công suất của Long lớn hơn vì gàu nước của Long nặng gấp đôi
Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long
Công suất của Nam và Long là như nhau
Không thể so sánh được
Câu 2. Trên một máy kéo có ghi: công suất 10 CV (mã lực). Nếu coi 1CV=736W thì điều ghi trên máy kéo có ý nghĩa là:
Máy kéo có thể thực hiện công 7360 kW trong 1 giờ
Máy kéo có thể thực hiện công 7360 W trong 1 giây
Máy kéo có thể thực hiện công 7360 kJ trong 1 giờ
Máy kéo có thể thực hiện công 7360 J trong 1 giây
Tự luận
Câu 3. Tính công suất của một người đi bộ...o 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ 2 nâng vật nặng 2000 N lên cao 4m trong vòng 2 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu:
P1> P2 C. P1= P2
P1<P2 D. Không đủ dữ kiện để so sánh
B Tự luận
Câu 3. Tính công suất của dòng nước chảy qua đập cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120 m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
→Phương pháp giải bài toán:.
Tóm tắt: Giải
.. . 
.. ..
. .. .
. .. .
. .. .
- Sau khi nhóm hoàn thiện bài, yêu cầu HS lên trình bày. 
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện.
-GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập
*Sản phẩm: hoàn thành được bài tập về công suất và tìm được các phương pháp giải bài toán về công suất.
3. Nhóm 3
*Mục tiêu: giải được các bài tập trắc nghiệm và tự luận phần cơ năng. 
*Cách tiến hành:
Thực hiện giải các bài tập sau trên phiếu học tập và rút ra phương pháp giải bài toán.
Phiếu học tập:
Nhóm: 3
A Trắc nghiệm
Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng:
Viên đạn đang bay
Lò xo để tự nhiên ở một độ cao sao với mặt đất
Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang
Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng:
Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động
Vật có động năng có khả năng sinh công
Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều
Động năng của vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc, không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
 B Tự luận
Câu 3. Mũi tên bắn được đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của myix tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?
→Phương pháp giải bài toán:.
Giải
Câu 4. Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày là nhờ dạng năng lượng nào?
→Phương pháp giải bài toán:.
Giải
- Sau khi nhóm hoàn thiện bài, yêu cầu HS lên trình bày. 
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện.
-GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập
*Sản phẩm: hoàn thành được bài tập về công suất và tìm được các phương pháp giải bài toán về cơ năng.
4. Nhóm 4
*Mục tiêu: giải được cá...ng lên độ cao h rồi thả rơi.
Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất
Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.
→Phương pháp giải bài toán:.
Giải
- Sau khi nhóm hoàn thiện bài, yêu cầu HS lên trình bày. 
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện.
-GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập
*Sản phẩm: hoàn thành được bài tập về công suất và tìm được các phương pháp giải bài toán về cơ năng.
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
-GV: sử dụng các phương pháp các nhóm đã rút ra được tập hợp để rút ra những phương pháp chung nhất để giải các bài toán dạng này.
- Mở rộng thêm một số các bài tập định tính liên hệ thực tế về dạng này.
- Nhiệm vụ về nhà ôn tập để chuẩn bị cho tiết tổng kết chương.
 Ngày. Tháng. năm.
Ký duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_21_bai_tap.docx