Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 58: Kính lúp - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức: 

- Biết được khái niệm về kính lúp về số bội giác G

b. Kĩ năng:

- Biết cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.

c. Thái độ:

                   - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

                   - Nghiêm túc trong giờ học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng,tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm. 

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức vẽ ảnh của vật qua kính lúp.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 

- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các thông tin  trong bảng kết quả.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.

         II. Chuẩn bi:

1. Giáo viên: 

          - Kính lúp, thấu kính hội tụ

2. Học sinh: 

          - Vật nhỏ, máy tính bỏ túi.

doc 4 trang Khải Lâm 27/12/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 58: Kính lúp - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 58: Kính lúp - Năm học 2017-2018

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 58: Kính lúp - Năm học 2017-2018
oàn thí nghiệm.
 II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên: 
	- Kính lúp, thấu kính hội tụ
2. Học sinh: 
	- Vật nhỏ, máy tính bỏ túi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Từ việc yêu cầu học sinh quan sát hình 50.1 trong SGK và đọc tình huống nêu ra ở đầu bài để xuất hiện tình huống có vấn đề cần giải quyết trong bài mới.
Trên cơ sở đó biết được kính lúp là gì? Số bội giác của kính lúp và cách quan sát cũng như vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập đơn giản về vẽ ảnh của vật qua kính lúp, tính tiêu cự trông qua số bội giác.
	Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống vấn đề về kính lúp.
2 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Kính lúp là gì? Định nghĩa, Tiêu cự của kính lúp
10 phút
Hoạt động 3
Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
18 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức. Bài tập vẽ ảnh của 1 vật qua kính lúp.
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà.
5 phút
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 50.1 trong SGK để nhận biết được dụng cụ người thợ sửa chữa đồng hồ đang dùng được gọi là kính lúp, từ đó đặt ra câu hỏi vậy kính lúp là gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Kính lúp là gì?
1. Định nghĩa:
GV: cung cấp thông tin về kính lúp
HS: nắm bất thông tin
GV: cung cấp thông tin về số bội giác G
HS: nắm bắt thông tin
- Kính lúp là thấu kính hôi tụ có tiêu cự ngắn.
Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2X, 3X, 5X 
2. Tiêu cự của kính lúp:
HS: suy nghĩ và trả lời C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1
HS: suy nghĩ và trả lời C2
GV: ...thì ta phải đặt vật nằm trong khoảng tiêu cự.
2. Kết luận:
HS: rút ra kết luận như trong SGK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
	- Làm câu hỏi C5,c6 SGK tr134
	- Trả lời vấn đề đặt ra phần khởi động.
	- Kể một vài ứng dụng khác trong thực tế.
C5: 
- sửa chữa điện tử
- Khám mắt
- Khám răng 
C6: 
D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
 	- Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, mạng Internet cách làm một kính lúp
	- Cách chế tạo kính hiển vi 
Khánh Dương ngày ..tháng.năm 2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_58_kinh_lup_nam_hoc_2017_2018.doc