Kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 22, 23

PHẦN 2 : LUYỆN TẬP:

 Đề 1: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý dàn ý

Mở bài

   Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim lân được viết năm 1954, từ cuốn tiểu thuyết có nhan đề xóm ngụ cư viết năm 1946. Vợ nhặt là bức tranh hiện thực của xã hội Việt nam, về số phận những con người khốn khổ trong nạn đói khủng khiếp1945 do phát xít Nhật gây ra, một trong những nét nổi bật nhất của truyện là tình huống Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. 

Thân bài

- Tình huống truyện một phần dược thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt

 + Anh cu Tràng đã nhặt được vợ ở chợ mang về như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó ngoài đường. 

+ Người ta lấy vợ có dam, hỏi, cưới xin đàng hoàng, có cỗ bàn để mời hàng xóm, người thân chung vui, nhưng Tràng lấy được vợ chỉ nhờ hai lần nói đùa và bốn bát bánh đúc(số phận con người thật rẻ rúng...).

- Tình huống Tràng nhặt được vợ thật trớ trêu: xảy ra giữa lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ mẹ của Tràng ngạc nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng thấy bối rối, chờn chợn ...(Lấy dẫn chứng chứng minh)

- Nhưng chính trong hoàn cảnh bi đát , tuyệt vọng ấy, ba con người cùng khổ ( Tràng, người vợ nhặt, cụ Tứ mẹ của Tràng) vẫn không mất niềm tin vào sự sống (họ không hề nghĩ đến cái chết). Họ nương tựa vào nhau, cưu mang lẫn nhau, và cùng nhau hi vọng vào tương lai tươi sáng. Chỉ trong thời gian ngắn (sau một đêm) cả ba con người ấy đều có những thay đổi (lấy dẫn chứng về sự thay đổi của mỗi người để chứng minh)

docx 5 trang letan 20/04/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 22, 23

Kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 22, 23
ch. chứng minh, bình luận...
PHẦN 2 : LUYỆN TẬP:
 Đề 1: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Gợi ý dàn ý
Mở bài
 Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim lân được viết năm 1954, từ cuốn tiểu thuyết có nhan đề xóm ngụ cư viết năm 1946. Vợ nhặt là bức tranh hiện thực của xã hội Việt nam, về số phận những con người khốn khổ trong nạn đói khủng khiếp1945 do phát xít Nhật gây ra, một trong những nét nổi bật nhất của truyện là tình huống Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. 
Thân bài
- Tình huống truyện một phần dược thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. 
 + Anh cu Tràng đã nhặt được vợ ở chợ mang về như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó ngoài đường. 
+ Người ta lấy vợ có dam, hỏi, cưới xin đàng hoàng, có cỗ bàn để mời hàng xóm, người thân chung vui, nhưng Tràng lấy được vợ chỉ nhờ hai lần nói đùa và bốn bát bánh đúc(số phận con người thật rẻ rúng...).
- Tình huống Tràng nhặt được vợ thật trớ trêu: xảy ra giữa lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ mẹ của Tràng ngạc nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng thấy bối rối, chờn chợn ...(Lấy dẫn chứng chứng minh)
- Nhưng chính trong hoàn cảnh bi đát , tuyệt vọng ấy, ba con người cùng khổ ( Tràng, người vợ nhặt, cụ Tứ mẹ của Tràng) vẫn không mất niềm tin vào sự sống (họ không hề nghĩ đến cái chết). Họ nương tựa vào nhau, cưu mang lẫn nhau, và cùng nhau hi vọng vào tương lai tươi sáng. Chỉ trong thời gian ngắn (sau một đêm) cả ba con người ấy đều có những thay đổi (lấy dẫn chứng về sự thay đổi của mỗi người để chứng minh)
- Thông qua tình hưống truyện, Kim lân đã tố cáo, lên án xã hội thuộc địa, phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp này, đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể nhặt được vợ...
Kết luận
 - Khái quát, đánh giá thành công về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, diễn biến tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị nhưng chọn lọc... góp phần làm nên thành công của truyện ngắn vợ nhặt.
 --------...biết còn ở với ngọn lửa. 
+ Đêm sau, Mị trở dậy thổi lửa, lé mắt nhìn sang, thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại, của A Phủ. Mị xúc động. Mị nhớ lại ngày trước mình cũng bị A Sử trói đứng, Mị động lòng thương A Phủ.
+ Tình thương, sự đồng cảm và niềm khát khao tự do mãnh liệt đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà Thống lí Pá Tra, giải thoát cho cuộc đời của Mị.
- Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn cắt dây trói cho A Phủ và cũng là cỏi trói cho chính mình đã khắc sâu hình ảnh một cô Mị trẻ trung, có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt
Kết luận : Đánh giá chung về nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài
Tuần 23
RỪNG XÀ NU
 	 Nguyễn Trung Thành
 NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Tác giả
 Nguyễn Trung Thành, tên khai sinh là Nguyễn Vă Báu Sinh năm 1932. Quê Quảng Nam, năm 1950 tham gia quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên, sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V, lấy bút danh là Nguyên Ngọc. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ Nguyên Ngọc tập kết ra Bắc, năm 1962 trở lại Miền Nam và hoạt động ở liên khu V, là chủ tịch hội văn nghệ giải phóng miền trung trung bộ, phụ trách tạp chí văn nghệ quân giải phóng của quân khu V. Trong những năm chống Mĩ, sáng tác của ông với bút danh Nguyễn Trung Thành.
2. Hoàn cảnh sáng tác
 Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965, khi quân Mĩ ào ạt đổ quân vào Miền Nam, mở rộng chiến tranh xâm lược. Truyện được đăng trên tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền trung trung bộ số 2/1965, sau đó in trong tập, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
3. Chủ đề:Tác phẩm Rừng xã nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người cũng như của đông bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra: Chỉ có bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực cách mạng.
4. Tóm tắt tác phẩm: (Xem phần tóm tắt các tác phẩm văn xuôi)
5. Nội dung cơ bản...a cụ Mết và dân làng Xô Man, sống gắn bó cuộc đời với dân làng.
- Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí “xé rừng mà đi”, “lựa những thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”, khi đi liên lạc, lúc tham gia du kích, bị giặc bắt tra tấn dã man nhưng Tnú quyết không khai
- Tnú có tính kỷ luật cao, lòng can đảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng. Dù có nhớ nhà, nhớ quê, nhưng chỉ được phép của cấp trên mới về thăm, cho một đêm là về một đêm, khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, Tnú không kêu van nửa lời với tâm niệm “người cộng sản không thèm kêu van”
- Tnú có trái tim yêu thương tha thiết và lòng sục sôi căm giân kẻ thù. Tnú là người sống rất nghĩa tình và thuỷ chung, anh luôn khắc trong tim ba mối thù lớn - thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. Ở Tnú, đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời. Khi lành lặn - đó là đôi bàn tay khoẻ mạnh, trung thực, nghĩa tình. Khi bị thương - nó là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của lòng căm thù đến sôi sục.
- Câu chuyện về cuộc đời và con đường của Tnú còn điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của nhân dân Tây Nguyên, Làm sáng tỏ chân lí của thời đại: “chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạnh, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để đứng lên tự giải phóng.
*. Các nhân vật khác:
- Cụ Mết (Già làng): 
 + Ngoại hình: Khỏe mạnh, quắc thước (bàn tay như kìm sắt, dâu dài tới ngựcvà đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn... Giọng nói ồ ồ, vang vang... mệnh lệnh cụ phát ra, đơn giản mà chắc nịch: Chém...chém hết ! Đã đến lúc rồi, đốt lửa lên.
 +Tính cách: Cụ Mết rất uy nghiêm, nghiêm nghị (Ông không bao giờ khen "tốt! giỏi ! những khi vừa ý nhất, ông chỉ nói "Được!". Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống dân lang, là người có kinh nghiệm trong chiến đấu (Tiết kiệm lương thực, đánh giặc lâu dài, chúng nó đã cầm sung, minh phả cầm giáo). 
ªCụ Mết như một pho sử sống của cả làng Xô man, cụ là linh hồn 

File đính kèm:

  • docxkien_thuc_trong_tam_mon_ngu_van_lop_12_tuan_22_23.docx