Luyện đề ôn tập Học kì II môn Ngữ văn 8

BÀI NHỚ RỪNG ( Thế Lữ)

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

                               Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc...”

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? 

Câu 3. Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 4: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết một mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

                                                                        (Ngữ văn 8, tập 2- NXBGD 2010)

 

* Gợi ý: 

Câu 1:

  - Sử dụng các động từ mạnh “bước”, “lượn”, “cuộn”, “vờn”...

  - Sử dụng tính từ: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “nhịp nhàng”, “âm thầm”...

  - Biện pháp tu từ so sánh: “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.

  - Phép liên tưởng.

 - Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp và tư thế của chúa sơn lâm nơi đại ngàn.

doc 20 trang Khải Lâm 29/12/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề ôn tập Học kì II môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện đề ôn tập Học kì II môn Ngữ văn 8

Luyện đề ôn tập Học kì II môn Ngữ văn 8
ng tù túng và kha khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhợp điệu, phép tương phản đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc săc.
Học thuộc lòng cả bài thơ
2
Quê hương
Tế Hanh
1921
8 chữ/ câu
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm, hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)
Học thuộc lòng bài thơ
3
Khi con tu hú
Tố Hữu
1920-2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù
Giọng thơ da diết sôi nổi, tưởng tượng phong phú dồi dào.
Học thuộc lòng cả bài
4
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả: chông chênh;Vừa cổ điển vừa hiện đại.
Học thuộc lòng cả bài
5
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích NKTT
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối
Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ
6
Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTT
Hồ Chí Minh
1890-1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
(dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ
Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ
LUYỆN ĐỀ
BÀI NHỚ RỪNG ( Thế Lữ)
Câu 1. Chỉ ra ...NXBGD 2010)
* Gợi ý: 
Câu 1:
 - Sử dụng các động từ mạnh “bước”, “lượn”, “cuộn”, “vờn”...
 - Sử dụng tính từ: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “nhịp nhàng”, “âm thầm”...
 - Biện pháp tu từ so sánh: “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.
 - Phép liên tưởng.
 - Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp và tư thế của chúa sơn lâm nơi đại ngàn.
Câu 2: 
- Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. 
 - Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám -1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ biết tìm cách thoát li thực tại bằng chìm đắm trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc.
 - Cảm xúc lãng mạn thể hiện khá rõ trong những khía cạnh sau:
 + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối...
 + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hùm thiêng khi xa cơ lỡ vận.
Câu 3:
 +Tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng khi bị giam cầm
 + Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối.
 + Niềm khát khao tự do mãnh liệt
 - HS thể hiện lòng yêu nước (bằng nhiều cách khác nhau): học tập tốt, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc,...
Câu 4:
Khái quát chung
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ
 - Khái quát nội dung của đoạn thơ.	
 Đoạn thơ làm nổi bật bức tranh tứ bình với cảnh núi rừng oai linh hùng vĩ, làm nền cho bức chân dung tự họa của của chúa sơn lâm tự do tung hoành, thống trị đại ngàn.	
Cảm nhận đoạn thơ
*Về nội dung của đoạn thơ
 - Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo “đêm vàng bên bờ suối”, “uống ánh trăng tan,...”. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối. 
 - Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội “mưa chuyển bốn phương ngàn”. Hổ vừa như bậc đế vương uy nghi, ung dung “lặng ngắm giang sơn đổi mới”, trước mọi sự biến động, vừa giống một nhà hiền triết tr...quá khứ huy hoàng.
 - Câu cảm thán “Than ôi!” là lời than thể hiện nỗi đau xót trước thực tại. 
 - Thời gian nghệ thuật là đêm trăng, ngày mưa, bình minh chiều tà và không gian nghệ thuật “suối”, “trăng”,thể hiện nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa.
Tổng hợp, đánh giá, liên hệ
 - Đoạn tứ bình là đoạn tuyệt bút, hay nhất của bài thơ, giá trị nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh,cấu trúc tứ bình với bút pháp lãng mạn, điêu luyện.
 - Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn niềm hoài cổ và khát vọng tự do của con người đồng thời góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Học sinh liên hệ với bản thân về phát huy truyền thống yêu nước
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI QUÊ HƯƠNG ( TẾ HANH)
Câu 1: Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc thuyền ra khơi đánh cá trong đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh chiếc thuyền về bến sau cuộc ra khơi trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Câu 3: Vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Câu 3: Khổ thơ cuối là nỗi nhớ của nhà thơ về làng quê. Nhà thơ nhớ những gì về quê hương? Qua dó em có nhận xét gì về nỗi nhớ ấy?
* Gợi ý
Câu 1: 
- Hình ảnh so sánh con thuyền như con tuấn mã cùng 1 loạt các động từ, tính từ “nhẹ, hăng, phăng, vượt” đã diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Người đọc cũng cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp khỏe khoắn của dân chài. Hai câu thơ toát lên một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
 - Hình ảnh so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng khiến cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng li

File đính kèm:

  • docluyen_de_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8.doc