Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (nhận biết) - Năm học 2019-2020

 

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

        A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.            

        B. Người Việt Nam thương người như thể thương thân. 

        C. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. 

        D. Thương người như thể thương thân.

Câu 2. Câu đặc biệt là ?

        A.  Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ           

        B. Là câu chỉ có chủ ngữ.

        C. Là câu cấu tạo theo mô hình đặc biệt.                                   

        D. Là câu chỉ có vị ngữ.                    

Câu 3. Trong các câu sau câu nào không phải là câu đặc biệt?

 A. Mùa xuân .     

 B. Trời mưa rả rích. 

 C. Một hồi còi.             

 D. Sài Gòn 1972

Câu 4. Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn

B. Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ

D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

B. Lan được đi thăm quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

C.  Mưa rất to

D. Hoa sim!

Câu 6. Những câu sau đây câu nào có chứa trạng ngữ:

A. Ai cũng chuộng mùa xuân.                                         

B. Tôi cũng chuộng mùa xuân.

C. Đôi khi, tôi cũng chuộng mùa xuân. 

D. Cả 3 ý trên.

doc 3 trang Khải Lâm 29/12/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (nhận biết) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (nhận biết) - Năm học 2019-2020

Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (nhận biết) - Năm học 2019-2020
 nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Mưa rất to
D. Hoa sim!
Câu 6. Những câu sau đây câu nào có chứa trạng ngữ:
A. Ai cũng chuộng mùa xuân.	
B. Tôi cũng chuộng mùa xuân.
C. Đôi khi, tôi cũng chuộng mùa xuân. 
D. Cả 3 ý trên.
Câu 7. Câu nào không phải là câu bị động?
A. Giáp được thầy giáo khen
B. Thằng bé bị ngã rất đau
C. Nó được mẹ dắt đi chơi
D. Nó bị phê bình
Câu 8. Thế nào là câu chủ động ?
A. Là câu mà người ta lược bớt thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để câu ngắn gọn hơn.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người ,vật khác hướng vào.
C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
D. Là câu có chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của vật khác hướng vào.
Câu 9. Thế nào là câu bị động?
A. Là câu bị người ta lược bớt thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để câu ngắn gọn hơn.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người ,vật khác hướng vào.
C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. 
D. Là câu có chủ ngữ chỉ người ,vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Câu 10. Trong các câu sau đây, câu nào là câu chủ động ?
A. Thuyền bị gió làm lật .
B. Em được mẹ tặng chiếc cặp mới.
C. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
D. Ngôi nhà đã bị người ta phá đi.
Câu 11. Trong các câu sau đây, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm.
B. Đêm rằm, trăng rất sáng.
C. Tay em bị đau.
D. Bạn ấy được thầy khen.
Câu 12. Đọc đoạn văn sau đây:
“...Dân phu kể hàng trăm nghìn con người,từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột .Tình cảnh trông thật là thảm.”
Những từ in đậm trong đoạn văn trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Đối lập. B. Liệt kê.
C. Tăng cấp. D. Nhân hóa.
______________________________________________________

File đính kèm:

  • docon_tap_hk_ii_ngu_van_7_phan_tieng_viet_nhan_biet_nam_hoc_201.doc