Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1. Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực từ lên

A. thanh sắt.                                         B. điện tích chuyển động.   

C. điện tích đứng yên.                           D. dòng điện.

Câu 2. Dùng kim nam châm thử ta có thể biết được

A. độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử.

B. dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử.

C. độ lớn và hướng của véctơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử.

D. hướng của véctơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử.

Câu 3. Tương tác giữa điện tích đứng yên và điện tích chuyển động là

A. tương tác hấp dẫn.                             B. tương tác điện.

C. tương tác từ.                                      D. vừa tương tác điện vừa tương tác từ.

Câu 4. Chọn câu đúng khi nói về điện trường và từ trường?

A. Chỉ có từ trường mới làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron.

B. Chỉ có điện trường mới làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron.

C. Từ trường và điện trường không thể làm lệch quỹ đạo chuyển động của electron.

D. Từ trường và điện trường đều có thể làm lệch được quỹ đạo chuyển động của electron.

Câu 5. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ?

A. Trái Đất hút Mặt Trăng.

B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫy giấy vụn.

C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.

D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.

docx 4 trang letan 17/04/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 11 (Có đáp án)

Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 11 (Có đáp án)
n.
Câu 5. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ?
A. Trái Đất hút Mặt Trăng.
B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫy giấy vụn.
C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.
D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.
Câu 6. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. vuông góc với đường sức từ. 	B. nằm theo hướng của đường sức từ.
C. nằm theo hướng của lực từ. 	D. không có hướng xác định.
Câu 7. Chọn câu trả lời sai khi nói về từ trường.
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. Xung quanh 1 điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Ta chỉ vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường.
Câu 8. Trong một nam châm điện, lõi của nam châm có thể dùng là
A. kẽm.	B. sắt non.	C. đồng.	D. nhôm.
Câu 9. Để xác định 1 điểm trong không gian có từ trường hay không, ta đặt tại đó một
A. điện tích.	B. kim nam châm.	C. sợi dây đồng.	D. sợi dây nhôm.
Câu 10. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường.
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua
B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín.	
C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau. 
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
Câu 11. Đáp án nào sau đây đúng khi nói về đường sức từ?
A. xuất phát từ - ∞, kết thúc tại + ∞. 
B. xuất phát tại cực bắc, kết thúc tại cực nam
C. xuất phát tại cực nam, kết thúc tại cực bắc 	
D. là đường cong kín nên nói chung không có điểm bắt đầu và kết thúc.
Câu 12. Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ?
A. tương tác giữa hai nam châm.	B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.
C. tương tác giữa các điện tích đứng yên. D. tương tác giữa nam châm và dòng điện.
Câu 13. Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường
A. thẳng vuông góc với dòng điện.	
B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm nằm ngoà...trong ống dây.
Câu 17. Khi một lõi sắt từ được luồn vào trong ống dây dẫn diện, cảm ứng từ bên trong lòng ống dây
A. giảm nhẹ chút ít.	 B. giảm mạnh. 	C. tăng nhẹ chút ít. 	D. tăng mạnh.
Câu 18. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là
A. B = B1 + B2.	B. B = |B1 - B2|.	 C. B = 0. 	D. B = 2B1 - B2.
Câu 19. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện cùng chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là
A. B = B1 + B2.	B. B = |B1 - B2|. 	C. B = 0. 	D. B = 2B1 - B2.
Câu 20. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác dụng lên đoạn dây dẫn khi đoạn dây dẫn đặt
A. song song với các đường sức từ.	B. vuông góc với các đường sức từ.
C. hợp với các đường sức từ góc 450.	D. hợp với các đường sức từ góc 600.
Câu 21. Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây?
A. quy tắc bàn tay phải. 	B. quy tắc cái đinh ốc. 
C. quy tắc nắm tay phải.	 	D. quy tắc bàn tay trái.
Phần B. Tự luận.
Bài 1. Một đoạn dây dẫn chiều dài l = 10cm, có dòng điện I = 1A được đặt trong từ trường đều có B = 0,1T và dòng điện có chiều hợp với một góc 300. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây ?
Bài 2. Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 12 A; I2 = 15 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 một khoảng 15 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 một khoảng 5 cm.
Đáp án trắc nghiệm.
1 C
2D
3B
4C
5D
6B
7C
8B
9B
10B
11B
12C
13C
14B
15C
16A
17D
18A
19B
20B
21D
Câu
Đáp án tự luận
Thang điểm
1
Tóm tắt:
0,25
ADCT: F = BIsina
0,5
Thay số vào ta được F = 5.10-3N.
0,5
2
Tóm tắt:
0,25
a)
Vẽ hình đúng
ADCT: 
0,5
0,5
ĐS: ; B = 7,6.10-5 T.
0,5
Lưu ý: H

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_11_co_dap_an.docx