Ôn tập kiến thức đã học môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 20, 21
NỘI DUNG
1.Tác giả
Tô Hoài sinh 1920, tên thật là Nguyễn Sen, Quê ông ở Từ Liêm - Hà Nội, là lớp nhà văn trước cách mạng tháng Tám.
Năm 1943 Tô Hoài tham gia hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng Tám tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông bắt đầu tập trung sáng tác. 1996 Tô Hoài được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác
Nhân dịp đi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952, sau hơn 8 tháng cùng sống với nhân dân, đồng bào các dân tộc ít người Tây Bắc, năm 1953 Tô Hoài viết tập truyện Tây bắc gồm ba truyện: Cứu đât cứu mường, Mường giơn, vợ chồng Aphủ. Tác Phẩm được tặng giải nhất về truyện, kí (đồng giải nhất với tác phẩm Đất nước đứng lên - của Nguyên Ngọc) giải thưởng của hội văn nghệ Việt Nam năm (1954-1955).
Tác phẩm Vợ chồng A phủ viết về hai chặng đường đời của Mị và A phủ:
- những ngày ở Hồng Ngài, sống trong nhà thống lí Pá Tra.
- Khi sang Phiềng Sa gặp cách mạng, tham gia du kích và nên vợ chồng.
* Lưu ý: Trích giảng phần đầu của tác phẩm: Mị và A phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra.
b. Nội dung:
* Nhân vật Mị
- Cuộc sống cùng cực, thống khổ và bế tắc
+ Trước khi về nhà thống lí Pá Tra: Mị là người con gái trẻ đẹp,có tài thổi kèn lá hay như thổi sáo, lao động giỏi, có nhiều chàng trai muốn yêu Mị. Nhưng Mị không được sống như ước muốn.
- Nhưng vì ngày xưa cha mẹ lấy nhau phải vay bạc của nhà thống lí (cha của thống lí Pá Tra bây giờ). Mỗi năm trả một nương ngô...cho đến khi mẹ Mị chết, Mị đã lớn mà vẫn chưa trả hết nợ.
ª Vì thế Mị phải về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra (Làm vợ của A Sử).
+ Khi về nhà thống lí Pá Tra: Mị là con dâu, nhưng thực là dâu gán nợ (cuộc sống cùng cực, thống khổ của Mị bắt đầu từ đây).
+ Bị bóc lột sức lao động đến cùng cực (Vùi đầu vào công việc cả ngày, cả đêm, quanh năm suốt tháng, nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt). Mị bị giam hãm trong cái buồng kín mít, chật hẹp, tối tăm, tù đọng (chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay nhìn ra ngoài không biết là sương hay nắng).
+ Bị trà đạp lên nhân phẩm: Mị không được đi chơi tết, bị trói đứng, Bị đánh đập.
+ Bị áp chế về tinh thần bởi những tập tục lạc hậu, của nạn mê tín "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi".
ªMị bế tắc, muốn ăn lá ngón tự tử nhưng không được vì thương cha. Từ đó Mị sống câm lặng, “càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi, có lúc Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa của nhà thống lí Pá Tra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập kiến thức đã học môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 20, 21
g lí Pá Tra. - Khi sang Phiềng Sa gặp cách mạng, tham gia du kích và nên vợ chồng. * Lưu ý: Trích giảng phần đầu của tác phẩm: Mị và A phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. b. Nội dung: * Nhân vật Mị - Cuộc sống cùng cực, thống khổ và bế tắc + Trước khi về nhà thống lí Pá Tra: Mị là người con gái trẻ đẹp,có tài thổi kèn lá hay như thổi sáo, lao động giỏi, có nhiều chàng trai muốn yêu Mị. Nhưng Mị không được sống như ước muốn. - Nhưng vì ngày xưa cha mẹ lấy nhau phải vay bạc của nhà thống lí (cha của thống lí Pá Tra bây giờ). Mỗi năm trả một nương ngô...cho đến khi mẹ Mị chết, Mị đã lớn mà vẫn chưa trả hết nợ. ª Vì thế Mị phải về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra (Làm vợ của A Sử). + Khi về nhà thống lí Pá Tra: Mị là con dâu, nhưng thực là dâu gán nợ (cuộc sống cùng cực, thống khổ của Mị bắt đầu từ đây). + Bị bóc lột sức lao động đến cùng cực (Vùi đầu vào công việc cả ngày, cả đêm, quanh năm suốt tháng, nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mắt). Mị bị giam hãm trong cái buồng kín mít, chật hẹp, tối tăm, tù đọng (chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay nhìn ra ngoài không biết là sương hay nắng). + Bị trà đạp lên nhân phẩm: Mị không được đi chơi tết, bị trói đứng, Bị đánh đập. + Bị áp chế về tinh thần bởi những tập tục lạc hậu, của nạn mê tín "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi". ªMị bế tắc, muốn ăn lá ngón tự tử nhưng không được vì thương cha. Từ đó Mị sống câm lặng, “càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi, có lúc Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa của nhà thống lí Pá Tra. - Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Cảnh đêm tình mùa xuân Trong cảnh sống cùng cực, tăm tối ấy tưởng như tâm hồn Mị đã chết, nhưng tận sâu thẳm lòng mình vẫn âm ỉ một niềm khát khao hạnh phúc và ham muốn được sống: - Những đêm tình xuân, nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi. - Ngày tết Mị uống rượu ...i cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. * Nhân vật A Phủ - Số phận éo le + Là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (A Phủ mồ côi cha mẹ từ năm lên 10 tuổi, lúc bé phải đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác kiếm sống, lớn lên nghèo khổ, lao động khỏe, nhiều con gái trong bản muốn lấy làm chồng. Nhưng vì nghèo, không có bạc trắng, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng vía nên không lấy được vợ). - Vì đánh A Sử con nhà thống lí Pá Tra, nên A Phủ phải ở đợ trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra, sống cuộc sống nô lệ, bị bóc lột sức lao động. Đánh mất bò, bị Pá Tra trói đứng. - Bản chất tốt đẹp Có sức khoẻ phi thường, dũng cảm, yêu tự do, phóng khoáng (vóc dáng, bản chất của chàng trai miền núi, dân tộc ít người, sống giữa núi rừng) yêu lao động, có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt (Năm 10 tuổi, có người làng đói bụng bắt bán đổi láy thóc của người Thái dưới cánh đồng, A Phủ gan bướng bỏ trốn về Hồng Ngài làm thuê, Lớn lên biết đúc lười cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi, và đi săn bò tót rất bạo, dám đánh lại A Sử con nhà thống lí Pá Tra * Tóm lại: Mị và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi thống trị tàn bạo. Họ đã cùng nhau đứng lên phản kháng, chống lại áp bức, bóc lột để tự giải phóng mình. c. Các giá trị của tác phẩm * Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thông trị miền núi. * Giá trị nhân đạo: - Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổcủa người dân lao động miền núi trước cách mạng . - Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị. - Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt, lòng khát khao tự do và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. d. Nghệ thuật - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hàng động, Mị chủ yếu được khắc hoạ ở tâm tư và thân phận) - Lối văn trần thuật uyển chuyển, ...diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đoạn cỏi trói cho A Phủ? 3/ Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích sgk? 4/ Nêu các giá trị của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (giá trị hiện thực? ------------------------------------- Tuần 21 VỢ NHẶT Kim Lân NỘI DUNG *Tác giả: Kim Lân là cây bút truyện ngắn vững vàng của làng văn xuôi Việt Nam và thành công về đề tài nông thôn và người nông dân (ông là con đẻ của đồng ruộng). Tác phẩm: 1. Hoàn cảnh sáng tác Truyện ngắn Vợ Nhặt được viết lại năm 1954 từ một cuốn tiểu thuyết đang viết dở năm 1946 có tên là: Xóm ngụ cư. 2. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” - Nhan đề Tuyện là “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩmn nhặt đi với những thứ không ra gì. Nhưng “nhặt vợ” thì thực sự là nói đến thân phận con người rẻ rúng như cái rơn cái rác, có thể nhặt được ở bất kì ở đâu, bất cứ lúc nào. Đó cũng là sự khốn cùng của hoàn cảnh. - Tố cáo tội ác của bon thực dân, phát xit đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, đẩy nhân dân ta đến cảnh khốn cùng. Đồng thời cũng khẳng định rằng: Ngay trên bờ vực của cái chết, của sự bần cùng, con người vẫn hướng về sự sống, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng, khát khao hạnh phúc gia đình và ca ngợi tình yêu thương chân thành, sự chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ. 3. Tình huống truyện độc đáo - Tràng có gia cảnh nghèo khó, ngoại hình xấu. Lời ăn, tiếng nói cộc căn, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo không về nhà trong sự ngạc nhiên của dân làng xóm ngụ cư, của mẹ Tràng và cả chính bản thân Tràng. 4. Nội dung cơ bản a. Bức tranh xã hội trong nạn đói khủng khiếp- 1945 Được tái hiện một cách cụ thể qua hình ảnh sinh động và ngệ thuật dùng từ láy tượng hình, cách so sánh... - Cái đói làm cho xóm Ngụ Cư vốn đã nghèo nay càng xơ xác, thê lương. - Lũ trẻ con ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. - Những người từ Thái Bình, Nam Định
File đính kèm:
- on_tap_kien_thuc_da_hoc_mon_ngu_van_lop_12_tuan_20_21.docx