Ôn tập môn Lịch sử Lớp 10 - Phần: Lịch sử thế giới

A. LÝ THUYẾT

1. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

. Thơi kỳ vương triều Gúp- ta và sự phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ 

- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp- ta (319-467) Gúp- ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ làm chủ gần như toàn miền trung Ấn Độ 

- Về văn hoá dưới thời Gúp- ta 

+ Đạo Phật tiếp tục phát triển truyền bá khắp Ấn Độ . Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin - đu  ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: Thần Sáng tạo, thần thiện, Thần ác .Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. 

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit Văn học cổ điển Ấn Độ - Văn học Hin - đu, mang tinh thần và triết lý Hin - đu giáo rất phát triển.

Tóm lại thời Gúp - ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm cho nền văn hoá truyền thống Ấn Độ  có giá trị văn hoá vĩnh cửu.

- Người Ấn Độ mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống  truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật , đạ Hin- đu)

2. Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

a. Vương triều Hồi giáo Đê-li 

- Hoàn cảnh ra đời : Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh cho người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của Hồi giáo gốc Thổ.

- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm  vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ  gọi tên là Đê- li. 

- Chính sách thống trị:Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự giành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất , địa vị trong quản lý quan lại.

- Về văn hoá:  Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. 

- Về kiến trúc:  Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng  kinh đô Đê- li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới.

 - Vị trí của Vương triều Đê- li :  Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. Đạo Hồi được truyền bá đến một nước trong khu vực Đông Nam Á.

b. Vương triều Mô- gôn 

- Năm 1398 thủ lĩnh Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông cổ tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều Mô- gôn 

- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá và xây dựng đất nước , đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời vua A- cơ- ba (1556- 1605).

- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.

- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

doc 6 trang letan 20/04/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Lịch sử Lớp 10 - Phần: Lịch sử thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Lịch sử Lớp 10 - Phần: Lịch sử thế giới

Ôn tập môn Lịch sử Lớp 10 - Phần: Lịch sử thế giới
ệt vời, làm cho nền văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu.
- Người Ấn Độ mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật , đạ Hin- đu)
2. Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
a. Vương triều Hồi giáo Đê-li 
- Hoàn cảnh ra đời : Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh cho người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của Hồi giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê- li. 
- Chính sách thống trị:Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự giành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất , địa vị trong quản lý quan lại.
- Về văn hoá: Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. 
- Về kiến trúc: Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê- li trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới.
 - Vị trí của Vương triều Đê- li : Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây. Đạo Hồi được truyền bá đến một nước trong khu vực Đông Nam Á.
b. Vương triều Mô- gôn 
- Năm 1398 thủ lĩnh Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông cổ tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều Mô- gôn 
- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hoá và xây dựng đất nước , đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời vua A- cơ- ba (1556- 1605).
- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).
3. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông nam á
a. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 
- Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên ưu đãi- gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
* Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 
- Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước c...X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô- giô- pa - hit (1213-1527).
+Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm -pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.
+ Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc cổ Mianma.
+ Thế kỷ XIII vương quốc Thái thành lập.
+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập 
- Biểu hiện của sự thịnh đạt:
+ Kinh tế cung cấp một khối lượng lớn lúa, gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí.), nhất là sản phẩm thiên nhiên, nhiều lái buôn trên thế giới đến đây buôn bán.
+ Chính trị : tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
+ Văn hoá : các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình với những nét độc đáo.
4. Vương quốc Cam pu chia và vương quốc Lào
a.Vương quốc Campuchia 
- Ở Campuchia tộc người chủ yếu là Khơ me .
- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía Bắc nước Campuchia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê công, đến thế kỷ VI vương quốc người Campuchia được thành lập.
- Thời kỳ Ăng Co (802-1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Campuchia, họ quần cư ở Bắc Biển hồ, kinh đô là Ăng- co đựơc xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ. 
+ Biểu hiện của sự thịnh đạt:
Về kinh tế : nông nghiệp , công nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển .
 Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
Đối ngoại: Chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.
- Về văn hoá : Sáng tạo ra chữ viết của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ .Văn học dân gian và văn học viết phát triển
- Kiến trúc : nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co
b.Vương quốc Lào 
- Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng.
- Đầu thế kỷ XIII nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hoà hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm. -Tổ chức xã hội sơ khai ...á dân tộc.
5. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a.. Sự hình thành vương quốc phong kiến ở Tây Âu 
- Thế kỷ III, đế quốc Rô-man lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren
- Cuối thế kỷ V, đế quốc Rô- man bị người Giec- man tràn xuống xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô- man bị diệt vong, thời đại phong kiến châu Âu hình thành.
- Những việc làm của người Giéc - man:
 + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô- man cũ rồi chia cho nhau 
+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất cuả nông dân
- Các giai cấp mới hình thành : lãnh chúa phong kiến, nông nô, cùng với đó là quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành. 
a. Xã hội phong kiến ở Tây Âu 
- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền Tây âu.
- Các giai cấp trong xã hội :
 + Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. 
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
 + Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
+ Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá riêng, tiền tệ riêng
c. Sự xuất hiện thành thị trung đại
- Nguyên nhân thành thị ra đời:
+ Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nên kinh tế hàng hóa
+ Thị trường buôn bán tự do
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá.
+ Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.
-Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển 
+ Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phon

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_lich_su_lop_10_phan_lich_su_the_gioi.doc