Ôn tập môn Ngữ văn 9 (Đợt 2)

Phần I: Tiếng Việt

      1. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

      a. Tôi không đi chơi được.

      b. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

      c. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

      2. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.

      a. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

(Thanh Tịnh)

       b. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.

(Khánh Hoài)

Phần II: Tập làm văn

Lý thuyết: Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp?

Bài tập:

1. Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm (Trang 3 đến trang 6, SGK Ngữ văn lớp 9 HKII), em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.

2. Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân trích trong bài Bàn về đọc sách.

3. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

Phần III: Văn bản

Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bác.

docx 3 trang Khải Lâm 30/12/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn 9 (Đợt 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn 9 (Đợt 2)

Ôn tập môn Ngữ văn 9 (Đợt 2)
h.
3. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Phần III: Văn bản
Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bác.
Đáp án:
Phần I: Tiếng Việt
1. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,) và tạo khởi ngữ phù hợp.
 a. Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
 b. Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
 c. Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.
2. Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa:
 a. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy
 b. Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
- Sách đúc kết tri thức của nhân loại và tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích. Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn
=> Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc kĩ, đồng thời chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
Câu 2: Chấm theo đoạn văn HS viết.
Câu 3: 
 - Học đối phó là học không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
 - Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của các bài kiểm tra, thi cử.
 - Học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì sẽ chán học, hiệu quả thấp.
 - Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
 - Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc thì rỗng tuếch.
=> Lối học này làm cho người học rất mệt mỏi, không tạo ra những nhân tài đích thực cho đất nước.

File đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_9_dot_2.docx