Ôn tập Ngữ văn 9 - Chủ đề: Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"

Đoạn  Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương.

Truyện Kiều vì thế đó trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ cỏc bậc cao sang quyền quý, trớ thức khoa bảng, văn nhân thi sĩ, cho đến những người bình dân, ai cũng biết đến truyện Kiều, thích đọc truyện Kiều, ngâm Kiều và thậm chớ bói Kiều.

Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng, tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đó làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều.

Lối tả cảnh diễm tình .

Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan, maý móc khắp trong truyện Kiều. Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó. . Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác, kể cả những thi sĩ Phương Tây, vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình. Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều, nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào, còn Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai..

Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về, tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên, thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

doc 17 trang Khải Lâm 29/12/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Chủ đề: Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 - Chủ đề: Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"

Ôn tập Ngữ văn 9 - Chủ đề: Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"
cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác, kể cả những thi sĩ Phương Tây, vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình. Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều, nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào, còn Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai..
Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về, tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên, thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
“Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu.
Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên:
“Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”
Lối tả chân.
Ngoài lối tả cảnh diễm tình, Nguyễn Du còn điểm trang cho truyện Kiều bằng nhiều bức tranh tả chân, tả rất thực, và thuần túy là những họa xinh đẹp, không ngụ tình. Những bức tranh bằng thơ có khi tươi tắn, có khi sầu mộng được viết theo lối văn tinh xảo.Chỉ cần một vài nét phác họa với những điểm chính hiện hữu .
Đây là cảnh một túp lều tranh bên sông vắng lúc hoàng hôn, vừa giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất nên thơ:
Đánh tranh chụm nóc thảo đường
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi.
Hoặc chỉ một vài nét chấm phá mà người đọc đã hình dung ra cảnh một mái tranh nghèo rách nát tơi tả theo tháng ngày:
Nhà tranh vách đất tả tơi
 Lau treo rèm nát trúc cài phên thưa
Hoặc bức tranh sơn thủy của mộ...c Sử Trích Yếu)
Hãy xem cảnh bóng trăng chênh chếch soi mình trên sóng nước, đẹp lãng đãng như nỗi tưởng nhớ miên man của Kiều về Kim Trọng sau buổi gặp gỡ lần đầu. Chỉ vài nét đon sơ giữa trăng, nước và sân nhà đã đủ diễn tả một khung cảnh tuyệt nhã đẹp như một bức tranh :
Gương nga chênh chếch dòm song
 Vàng gieo ngấn nướ , cây lồng bóng sân
Lối tả cảnh tượng trưng:
Nguyễn Du cũng rất nhiều khi phô diễn lối tả cảnh tượng trưng, nghĩa là chỉ dùng một vài nét chấm phá, thành một nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển và tinh tế 
Hãy nghe hai câu thơ :
Vi lô san sát hơi may
 Một trời thu để riêng ai lạnh lùng
Đó là một cảnh một rừng vi lô trong mùa thu xám có gió heo may, lành lạnh. Lối tả cảnh này có thể Nguyễn Du chỉ viết theo nghệ thuật cảm quan của mình chứ không hề nghĩ rằng mình đang tạo ra một lối vẽ cảnh một cách tượng trưng bằng những vần thơ. Mãi đến hơn một thế kỷ sau ,tức vào thế kỷ 19, lối tả cảnh tượng trưng nay mới phát triển thật mau tại Pháp mà các nhà phân tích văn học gọi là “Symbolists”. Đó là sự nhận định của Giáo sư Hà Như Chi.
Nên để ý nghệ thuật của Nguyễn Du là mang cái gì rộng lớn mênh mông , để rồi đem vào hàm chứa trong một cái gì nhỏ bé (luận giải của Giáo Sư Hà Như Chi trong Việt Nam Thi Văn Giảng Luận). Trong hai câu thơ trên, “một trời thu” mang một ý niệm không gian rộng lớn bao la, trong khi bốn chữ “riêng ai một mình” lại chỉ một phạm vi nhỏ bé, một tâm tình đơn lẻ cá nhân.
Một vài câu thơ khác cũng mang cùng một khuynh hướng như :
Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng
 Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mìn
Đó là cảnh mặt trời chiều bâng khuâng nghiêng mình soi bóng trước mái hiên nhà để rồi chuyển sang, ẩn vào tâm tư riêng của một cõi lòng Kiều cô đơn. (Cần chú ý thêm là cách dùng điệp ngữ một cách tài tình khéo léo của Nguyễn Du, với chữ “nghiêng” và “riêng” được lập đi lập lại nhiều lần mà vẫn cảm thấy hay). Có khi Nguyễn Du lại dùng một lối tả cảnh tượng trưng ngược lại , nghĩa là đem tấc lòng nhỏ bé của con người cho ...ữ tài tình mà không phải ai cũng làm được .
Cũng một cảnh cỏ xanh nữa, nhưng lần này là màu xanh thẫm soi mình cạnh màu nước trong:
Một vùng cỏ mọc xanh rì
 Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Hay cảnh lung linh ánh nước soi chiếu mây vàng của hoàng hôn:
 Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng.
Một cảnh khác mà màu sắc lại buồn ảm đạm, chỉ có màu nâu của đất, màu xanh vàng của cỏ úa chen chân bên cái thấp lè tè của gò đất mả Đạm Tiên:
Sè sè nắm đất bên đường
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Nói chung, Nguyễn Du chú trọng nhiều đến màu sắc của thiên nhiên, đặc biệt là của hoàng hôn, của cây cỏ, của trăng và của nước là những màu sắc thi vị, nhưng lại gieo ấn tượng cho một nỗi buồn xa xăm, cũng chỉ vì truyện Kiều mang bản chất nhiều nỗi buồn hơn vui.
Giáo sư Hà Như Chi nhận định về lối dùng màu sắc của cụ Nguyễn Du như sau : “Nguyễn Du khi tả ánh sáng không những chỉ trực tiếp mô tả ánh sáng ấy, mà lại còn tả một cách gián tiếp , cho ta thấy sự phản chiếu trên ngọn cỏ, lá cây mặt nước, đỉnh núi ” (Việt NamThi Văn Giảng Luận)
Đúng như thế, hãy xem cảnh khu vườn với hoa lựu nở đỏ như ánh lửa lập lòe trong mùa hạ, khi mùa nắng đã được đón chào bởi tiếng quyên ca lúc khởi một đêm trăng :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Lối dùng chữ trang nhã và bình dân trong tả cảnh.
Nguyễn Du là một thi nhân thuộc dòng dõi quan quyền phú quý, nhưng gặp phải cảnh loạn lạc đổi chúa thay ngôi giữa nhà Lê và nhà Nguyễn, đã phải về quê cũ ở Huyện Tiên Điền để ẩn cư. Cụ đã trải qua những ngày sống trong phú quý và những ngày sống thanh đạm nơi thôn dã , nên trong tâm hồn đã thu nhập được hai cảnh sống. Cụ đã hài hòa kết hợp được hai cảnh sống đó, nên trong lãnh vực văn chương tả cảnh trong truyện Kiều, cụ có khi dùng những chữ thật trang nhã quý phái, có khi lại dùng những chữ thật giản dị bình dân.
Những chữ dùng trang nhã quý phái đă được kể nhiều qua những câu thơ ở trên, thiết tưởng chẳng cần lậïp lại. Bây giờ c

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_9_chu_de_nghe_thuat_ta_canh_cua_thi_hao_nguye.doc