Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 8 trường THCS

2.1 Lí Do Chọn Đề Tài: 
Trong những năm gần đây phong trào tập luyện và tham gia thi đấu môn 
bóng chuyền phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các 
vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - 
ĐT đưa môn Bóng chuyền vào thi đấu tại các kì đại hội và hội khỏe phù đổng 
các cấp. Vì vậy thành tích môn học này ở các khối lớp không những tăng được 
hứng thú tập luyện, gây hưng phấn say mê cho học sinh mà kết quả học tập và 
rèn luyện tiến bộ rõ rệt. 
     Để đáp ứng với sự phát triển đó đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực 
về tư cách nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề 
này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, 
thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ 
thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư 
Trung ương Đảng khoá VIII về công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “ 
phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, 
đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, 
vận động viên trẻ…”
pdf 20 trang letan 14/04/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 8 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 8 trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 8 trường THCS
kĩ 
thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư 
Trung ương Đảng khoá VIII về công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “ 
phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, 
đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, 
vận động viên trẻ” 
 Tuy vậy qua khảo sát thực tế phong trào tập luyện bóng chuyền chỉ diển ra ở 
độ tuổi THPT và các độ tuổi lớn hơn, đặc biệt chỉ ở các đối tượng là nam, còn ở 
giới nữ thì hầu như chỉ có các đội bóng nghiệp dư của các ngành khác tập luyện 
và thi đấu. Trong quá trình làm công tác trọng tài ở các giải thi đấu bóng chuyền 
tại các đại hội củng như các kì hội khỏe phù đổng tôi nhận thấy rằng chất lượng 
các trận đấu bóng chuyền nữ THCS có chất lượng chuyên môn rất thấp. Đây 
chính là sự đánh giá thực tế nhất, chứng minh cho một quá trình tập luyện và thi 
đấu chưa khoa học. Mặt khác qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì 
 2 
tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh, Sinh viên của chúng ta thi 
đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp 
lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu 
vực” 
 Mặt khác khi áp dụng chương trình thay Sách Giáo Khoa sau nhiều năm 
triển khai một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học. 
Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ mà chương trình 
SGK đã bắt buộc. 
 Là một giáo viên thể chất có nhiều năm kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề 
nghiệp, tôi mạnh dạn khẳng định chương trình thay SGK cho khối THCS hiện 
tại chưa thật chuẩn. Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Do vậy 
tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một 
vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn 
tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần 
làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp nh...
đầu tư ở nhiều mặt. 
 Môn bóng chuyền đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị, sân bãi và thời gian 
tập hợp lí. Giáo viên giảng dạy phải được đào tạo chuyên sâu, cần phải có sức 
khỏe tốt, ham thích thể thao và lòng đam mê công việc. 
2.3. Cơ Sở Thực Tiễn: 
2.3.1. Nhận thức của học sinh: 
 Học sinh của chúng ta thường lẩn lộn giữa 2 khái niệm tập thể thao và chơi 
thể thao. Tập thể thao là tập thường xuyên có kế hoạch nghĩa là bảo đảo tính 
khoa học của nó thì chắc chắn đem lại sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Còn chơi 
thể thao là sự ngẩu hứng trong chốc lác như tự nhiên thích hoặc bị khích lệ trong 
cá cược thì chơi và chơi đến mức quá sức sau rồi nghỉ đi một thời gian dài 
không tập nữa. Chơi như vậy không những ít tác dụng đến sức khỏe mà đôi khi 
còn có hại. Thực ra tốt nhất là tập thể thao nhưng lại kết hợp được với yếu tố 
ham thích, tự giác của chơi thể thao là hay nhất, có hiệu quả nhất. Tuổi trẻ 
thường thiếu sự kiên trì, muốn đốt cháy giai đoạn do đó người giáo viên luôn 
luôn phải giáo dục và giải thích cho các em rõ. Đã có nhiều nhà sư phạm cho 
rằng điều khó nhất của thể dục thể thao trong nhà trường là sự kiên trì của học 
sinh, sự tâm quyết của thầy cô giáo, có lẽ điều đó không sai. Vì vậy, đây không 
phải là thể dục thể thao thành tích cao mà vì sức khoẻ, mà muốn có sức khỏe thì 
phải kiên trì tập luyện theo một kế hoạch nhất định. 
2.3.2. Nhận thức của giáo viên: 
 Là Một giáo viên giảng dạy môn bóng chuyền làm thế nào để thu hút được 
nhiều học sinh tham gia: 
- Sự nhiệt tình, lòng đam mê, tâm quyết trong nghề nghiệp. 
- Thường xuyên tham gia tập luyện cùng học sinh. 
- Thành lập câu lạc bộ, duy trì tập luyện ít nhất 2 buổi/tuần. 
- Xây dựng một số HS trợ giúp mình trong việc giảng dạy, bản thân các em là 
thành viên của lớp. 
- Khuyến khích về điểm số 
 4 
- Lên kế hoạch giảng dạy và giáo dục thích hợp. 
- Các hình thức tổ chức phong phú đa dạng 
2.3.3. Thuận lợi: 
- Đam mê bộ môn bóng chuyền. 
- Có tinh thần trác...hay đổi trong cơ thể trẻ trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự 
phát dục thể hiện rõ nơi các em. 
 Ở giai đoạn này vẩn còn các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống nên 
cột sống dể bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế. Sự tăng khối lượng 
bắp thịt, và lực của cơ bắp diển ra mạnh nhất, xương chân và tay phát triển 
nhanh nhưng cơ thì phát triển chậm, lòng ngực phát triển 
chậm nên mất cân đối ở trẻ. 
 5 
 Sự phát triển của hệ tim mạch cũng không cân đối nên gây nên sự rối loạn 
tạm thời của hệ tuần hoàn máu. 
 Hoạt động của hệ thần kinh: quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rỏ rệt vì thế 
các em dể bị kích động, cáu gắt, dễ mất bình tỉnh, không kiềm chế được xúc 
động mạnh. 
 Phản xạ có điều kiện phát triển mạnh, nhất là đối với những tính hiệu trực 
tiếp. 
2.5. Mục Đích Nghiên Cứu: 
- Đánh giá thực trạng tập luyện kỹ thuật đệm bóng của học sinh khối 8 trường 
THCS. 
- Đề xuất một số biện pháp và lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả 
của kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 8 trường THCS. 
2.6 Đối Tượng Nghiên Cứu: Học sinh khối 8 trường THCS. 
2.6.1 Nhóm Đối chứng: học sinh lớp 82, 83. 
2.6.2 Nhóm Thực Nghiệm: Học sinh lớp 81. 
2.7 Phương Pháp Nghiên Cứu. 
- Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật. 
- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp 
hoặc cho học sinh xem băng hình kỹ thuật. 
- Phương pháp phân chia (phân đoạn). 
- Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp. 
2.8 Phạm Vi Và Kế Hoạch Nghiên Cứu: 
2.8.1 Phạm vi nghiên cứu. 
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy 
học môn Bóng chuyền (nội dung tự chọn). 
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ và một số biện pháp tập luyện nhằm nâng cao 
trình độ, thể lực chuyên môn cho học sinh lớp 8 Trường THCS. 
2.8.2 Thời gian, địa điểm, trang thiết bị nghiên cứu : 
- Thời gian: 
Đầu học kỳ II năm học 2018-2019 đến hết kì II năm học 2018-2019. 
 6 
- Trang thiết bị: 
 Bóng chyền, bộ cột,

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_cac_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ky_th.pdf