Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài “Các nước Tây Âu” môn Lịch sử 9 theo phương pháp mới

Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước có lòng t tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu.
     Tại bất kì đất nước nào, những đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau .
     Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
  Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kỹ thuật. Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD – ĐT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn,tương đối.
     Môn lịch sử 9 cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2010 – 2011 môn học này tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. 
     Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao cho có hiệu quả hơn. Tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt  hơn, học sinh  tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học
doc 16 trang Khải Lâm 28/12/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài “Các nước Tây Âu” môn Lịch sử 9 theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài “Các nước Tây Âu” môn Lịch sử 9 theo phương pháp mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài “Các nước Tây Âu” môn Lịch sử 9 theo phương pháp mới
hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau .
 Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
 Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kỹ thuật. Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD – đT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn,tương đối.
 Môn lịch sử 9 cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2010 – 2011 môn học này tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. 
 Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao cho có hiệu quả hơn. Tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học:
 Bài 10: Tiết 12 “Các nước Tây Âu” - Lịch sử 9
II. giải quyết vấn đề:
 II.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Cũng như khi giảng dạy các môn học đổi mới ở trường THCS, việc day học môn lịch sử 9 cũng phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng thầy- trò cùng làm việc để thực hiện tốt mục tiêu chung của chương trình lịch sử và mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ t...ên gần gũi với các em nhất. Giáo viên nên tiếp tục sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học ở phần lịch sử thế giới hiện đại nhưng trình bày kỹ hơn , lưu ý nhiều hơn đến việc sử dụng đồ dùng dạy học, các sự vật, sự việc cụ thể đương thời nhằm tăng tính lịch sử cho bài học, học sinh dễ tiếp thu và bài giảng thêm sinh động hấp dẫn.
 - Phần lịch sử địa phương gồm một số nội dung lịch sử ở ngoài trường, lớp như hướng dẫn học sinh học lịch sử ở bảo tàng, tham quan , ngoại khoá lịch sử ... giáo viên cần chú ý chuẩn bị cho tiết dạy thật chu đáo ( nội dung, địa điểm, phương pháp thực hiện... ) Song những địa điểm di tích lịch sử, bảo tàng... phải gần sát với nội dung của bài học trong chương trình và phải giúp các em có nhận thức rõ rệt về lịch sử.
 II.2. Cơ sở thực tiễn:
 - Đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9 môn học lịch sử không phải mới mẻ. Các em đã được học từ cấp Tiểu học có hệ thống theo tiến trình lịch sử nên ít nhiều đã có những tư duy lịch sử nhất định. Do đó, các em dễ dàng nắm bắt được về những sự kiện lịch sử và bài học được rút ra.
 - Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rất nhiều học sinh quan tâm và có hứng thú đối với môn học. Các em tỏ ra muốn tìm hiểu sâu các sự kiện lịch sử để rút ra bài học lịch sử bổ ích. Nhưng các em lại gặp một số trở ngại khiến cho việc học tập môn học này chưa đạt kết quả như mong muốn. Đó là:
 + Từ trước đến nay các em đã quen với phương pháp học cũ thầy trình bày bài học nên các em chưa thực sự tích cực, chủ động, linh hoạt trong học lịch sử, làm cho giờ học trầm và nhàm chán.
 + Trong điều kiện thực tế của nhà trường còn thiếu thốn, các em ít có cơ hội tiếp xúc, làm quen thường xuyên với đồ dùng thiết bị dạy học lịch sử nhất là đối với các phương tiện hiện đại: máy chiếu...nên bài giảng chưa phong phú.
 + Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt môn chính môn phụ, ít giành thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất chống đối, học thuộc vẹt chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc, to... số tranh ảnh tư liệu về các nước Tây Âu và Liên minh châu Âu
 Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng những đồ dùng dạy học trên kết hợp với phương pháp hỏi - đáp, khuyến khích các em kể về những sự kiện lịch sử liên quan đến bài học. Kết quả thật bất ngờ: các em nắm bài rất nhanh có hệ thống và sâu sắc, giờ học sôi nổi, các em thực sự bị cuốn hút vào bài học.
 Trên cơ sở tiếp thu những yêu cầu chung trong đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, trải nghiệm qua thực tế thí điểm và thực tế giảng dạy tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ. áp dụng vào bài “Các nước Tây Âu” tôi xin đưa ra để các đồng chí hiểu cụ thể và đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 II.3.1. Sự chuẩn bị cho tiết học: 
 Muốn dạy và học tốt môn lịch sử thì trước hết giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt, phải tạo được tâm thế thoải mái, sẵn sàng chờ đợi và say mê trong suốt giờ học. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu bài học của học sinh. Do vậy cần lựa chọn phương tiện, đồ dùng, phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng điều kiện và từng đối tượng học sinh. Đối với bài học này cần chuẩn bị như sau:
 a. Về phía giáo viên: bản đồ thế giới, biểu bảng thống kê tỷ trọng kinh tế của các nước Tây Âu so với Mĩ từ 1950 – 1970, băng hình về nước Đức, lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu, Tư liệu lịch sử, máy chiếu ... 
 b. Về phía học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa, tìm hiểu đặc điểm tên các nước Tây Âu, và tìm hiểu tổ chức Liên minh châu Âu ( tên các nước thành viên, mục đích, hoạt động... ).
 Sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành tiết học phong phú sinh động.
 II.3.2. Dạy học bài mới:
 Để học sinh tiếp thu bài học có hiệu quả tôi đã tiến hành theo các bước như sau:
 - Trước hết tôi hình thành cho học sinh khái niệm về các nước Tây Âu để học sinh hiểu phân biệt với các nước Đông Âu và các nước khác trên thế giới, đó là các nước Tư bản chủ nghĩ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_cac_nuoc_tay_au_mon_lich_su_9.doc